Khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 13/4/2025 | 2:40:11 PM

Hiện nay bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong. Cả nước đã ghi nhận hơn 54.000 ca mắc bệnh sởi.

Phòng cách ly bệnh nhân.
Phòng cách ly bệnh nhân.

Theo thống kê mới nhất, tính đến đầu tháng 4, cả nước đã ghi nhận hơn 54.000 ca mắc bệnh sởi.

Bộ Y tế dự báo dịch sởi có xu hướng chung giảm, nhưng chưa dừng lại, do vậy cần hết sức thận trọng bởi sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều ca sốt phát ban nghi sởi tại các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.

Hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.

Trong tuần qua, Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) thông tin đã ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi người lớn đầu tiên trong năm nay. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc hoặc tiêu chảy, thậm chí tử vong.

Hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.

Để giảm thiểu nguy cơ diễn biến nặng và tử vong liên quan đến bệnh sởi ở nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) khuyến cáo:

1. Người có nguy cơ cao (người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi), nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine phòng sởi.

2. Người có nguy cơ cao khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh sởi như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nặng của bệnh.

3. Hạn chế tiếp xúc với những trường hợp mắc sởi hoặc nghi mắc sởi, nếu bắt buộc phải tiếp xúc cần mang khẩu trang và vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.

4. Tăng cường vệ sinh thân thể, mũi họng, giữ ấm, nâng cao thể trạng để tăng cường sức đề kháng phòng bệnh sởi.

5. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ thông thoáng môi trường nơi làm việc, học tập, sinh hoạt; vệ sinh thường xuyên các bề mặt nơi ở, sinh hoạt, làm việc, học tập.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Các thử nghiệm thuốc capivasertib cho thấy thời gian bệnh không tiến triển được kéo dài thêm trung bình 4,2 tháng so với nhóm sử dụng giả dược.

Loại thuốc mới hứa hẹn kéo dài thời gian sống và giảm nhu cầu hóa trị cho bệnh nhân giai đoạn tiến triển.

Các bác sĩ thực hiện ca mổ.

Ngày 12/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện TWQĐ 108) thông tin lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 (LVAD – HeartMate 3). Đây là thành tựu đột phá, đưa Việt Nam gia nhập nhóm các quốc gia có thể triển khai những kĩ thuật tim mạch tiên tiến nhất thế giới.

Kiểm tra bệnh án điện tử tại Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên.

Ngày 11/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã ký Quyết định số 1227/QĐ-BYT ban hành Danh mục mã dùng chung đối với kỹ thuật, thuật ngữ chỉ số cận lâm sàng (Đợt 1).

Ảnh minh hoạ

Gan nhiễm mỡ đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, chủ yếu do lối sống ít vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh. Đây là căn bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng, có thể dẫn đến ung thư gan ngay từ giai đoạn F1, F2 mà không nhất thiết phải trải qua giai đoạn xơ gan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục