Đền Hùng tiếp nhận công đức bằng mã QR

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/4/2023 | 8:59:26 AM

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng vừa công bố mã QR được sử dụng để tiếp nhận công đức của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.

Nơi tiếp nhận công đức tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Nơi tiếp nhận công đức tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Nhân dân thập phương khi phát tâm công đức qua hình thức quét mã QR chuyển khoản cần lưu ý xác nhận đúng tài khoản tiếp nhận có tên "KHU DI TICH LICH SU DEN HUNG” - số tài khoản 42110008886868, Ngân hàng BIDV Phú Thọ để tránh nhầm lẫn.

Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Lê Trường Giang cho biết, hình thức chuyển khoản kể trên sẽ góp phần minh bạch hoạt động quản lý tiền công đức, tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân thập phương phát tâm cúng lễ tu bổ, tôn tạo, xây dựng Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Tất cả các khoản thu, chi đều có sổ sách kế toán, sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch theo các quy định hiện hành.


Đông đảo du khách về dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Theo Quy định cơ chế quản lý tài chính của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, toàn bộ tiền công đức được Khu Di tích lịch sử Đền Hùng hạch toán vào sổ sách theo quy định của Nhà nước.

Trong đó, 35% tiền công đức được để lại bảo đảm chi thường xuyên được đơn vị chi trả lương, lương lao động hợp đồng, thù lao cho ông Từ, mua lễ vật hằng ngày...; 65% nộp ngân sách nhà nước cũng được quy định sử dụng cụ thể vào các việc như: Duy tu bảo dưỡng các tuyến đường; vận hành hệ thống trạm biến áp, trạm bơm, chi hoạt động Giỗ Tổ hằng năm...

Theo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, từ năm 2020 đến nay đã tiếp nhận gần 50 tỷ đồng tiền công đức bao gồm: Tiền lễ, tiền hòm công đức và tiền ghi phiếu công đức.

Việc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tiền công đức của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã và đang góp phần xây dựng hình ảnh Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm là lễ hội kiểu mẫu của cả nước.
(Theo NDO)

Các tin khác

Ứng dụng Công dân số YenBai-S được UBND tỉnh Yên Bái giao cho Văn phòng UBND tỉnh, trực tiếp là Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh quản lý, vận hành. Viettel Yên Bái là đơn vị thiết kế, xây dựng.

UBND huyện Yên Bình và các cơ quan, đơn vị, địa phương ký cam kết triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, Đề án 06 năm 2023.

Thời gian qua, Yên Bình đã triển khai nhiều văn bản, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, địa phương, thành lập Tổ công tác Đề án 06 ở cả 3 cấp. Việc triển khai cần được làm bài bản, khoa học, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm với phương châm "dễ làm trước, khó làm sau”.

Các đảng viên trong Chi bộ An Thịnh trao đổi kinh nghiệm sử dụng phần mềm Sổ tay đảng viên điện tử.

Thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, với tinh thần tiền phong, gương mẫu đi đầu của đảng viên, Ban Chi ủy cùng các đảng viên trong Chi bộ An Thịnh đã bố trí thời gian để tham gia trực tiếp các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng Sổ tay đảng viên điện tử (STĐVĐT) tỉnh Yên Bái nhằm tiếp cận, đổi mới và nâng cao chất lượng SHCB qua nền tảng số.

Giao diện Ứng dụng công dân số Yên Bái (YenBai-S).

Sau 2 tháng thí điểm cài đặt và sử dụng ứng dụng công dân số YenBai-S, toàn tỉnh đã tổ chức được 48 buổi tập huấn cho trên 1.600 lượt người của 49 đơn vị và 15 xã, phường về sử dụng ứng dụng YenBai-S.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục