"Linh hồn" nghệ thuật
- Cập nhật: Thứ năm, 27/2/2014 | 8:44:39 AM
Có lẽ đó là lần đầu tiên tôi biết thế nào là hay, là đẹp. Tôi thường nghĩ một tiết mục hay là một tiết mục đã được chuẩn bị chu đáo từ rất lâu, nó phải được thể hiện bởi những người nghệ sĩ chuyên nghiệp.
Chúng em tập làm nghệ sỹ múa.
|
Nếu là một tiết mục múa thì phải đòi hỏi sự đồng đều, dẻo dai và một linh hồn nghệ thuật. Thế nhưng mọi suy nghĩ ấy đã thay đổi kể từ khi tôi bị hút hồn bởi một bài múa mộc mạc, mà lại có điều gì đó lôi cuốn đến khó hiểu.
Họ không phải đến từ đoàn nghệ thuật. Họ chỉ đơn thuần là những người dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Họ xuất hiện trên sân khấu không trong những bộ trang phục biểu diễn lộng lẫy mà khoác trên người bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Khuôn mặt họ sạm nắng, dáng hình thô ráp của nhà nông. Họ chẳng có chút gì là người nghệ sĩ, thế nhưng bài múa của họ lại là một bài múa tuyệt vời, đậm chất truyền thống và hấp dẫn lạ thường.
Thô mà khéo, cứng mà uyển chuyển. Mỗi động tác của họ đều để lộ ra cái thô của "đôi chân lấm, tay bùn" nhưng chính cái thô ấy, cái cứng cáp ấy lại đồng nhất khiến tôi không thể nào dứt mắt ra khỏi sân khấu. Tôi bị lôi cuốn trong tiếng khèn, tiếng sáo; lôi cuốn vì những động tác giản đơn của cuộc sống hàng ngày... và chính gương mặt rạng ngời của họ cũng là một sức hút lạ lùng.
Tôi đã xem, xem rất nhiều bài múa xuất sắc, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy mình như được cuốn vào trong nhịp khèn, nhịp sáo, trong một điệu múa Mông. Nó trở nên gần gũi, thân thuộc, trước mắt tôi như hiện rõ lên cuộc sống của họ.
Một bài múa hay đều cần đến một linh hồn. Linh hồn của bài múa ấy phải chăng chính là nét truyền thống của đồng bào Mông. Và phải chăng linh hồn của bài múa ấy cũng chính là cái mộc mạc, chất phác của người dân cày. Đó mới là cái đẹp, vẻ đẹp của "tự nhiên".
Khuất Hồng Thơm (Lớp 12a2, Trường THPT Mù Cang Chải)
Các tin khác
Tớ và cậu biết nhau trong lớp ôn thi học sinh giỏi Địa lý. Tuy xa lạ nhưng ngay từ những giây phút ban đầu, tớ cảm thấy thật thân thiết. Mà ngay cả lúc này đây, tớ cũng không nhớ là tớ và cậu đã làm bạn thân như thế nào. Tớ thật đáng trách phải không?
YBĐT - Con người ta ai chẳng có tính ích kỉ, chỉ là nó bộc lộ nhiều hay ít mà thôi. Với tôi, tính ích kỉ ấy dường như đã ăn sâu vào máu.
Có những loài cây cùng với thời gian sẽ đi vào trí nhớ của một ai đó như một kỉ niệm, còn đối với tôi những kỉ niệm dưới gốc cây bồ kết nhà bà ngoại sẽ mãi là những kỉ niệm không thể nào quên như chính gốc bồ kết đó vậy.