Yên Bái tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/12/2020 | 2:22:15 PM

YênBái - Yên Bái là một tỉnh miền núi với 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 56% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, ngành giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) Yên Bái đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh mầm non, tiểu học, nổi bật là Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 - 2020.

Các hoạt động trải nghiệm giúp tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
Các hoạt động trải nghiệm giúp tăng cường tiếng Việt cho học sinh.

Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020 được xem là giải pháp mang tính then chốt đối với giáo dục vùng DTTS, quyết định tới chất lượng giáo dục. 

Vì vậy, trong những năm qua, ngành GD-ĐT Yên Bái đặc biệt quan tâm chỉ đạo các phòng GD-ĐT huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai với các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại từng đơn vị trường học, xây dựng các mô hình điểm, huy động tối đa trẻ 3 và 4 tuổi ra lớp. 

Bên cạnh việc hỗ trợ các trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có học sinh người DTTS, ngành đã phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi tại các đơn vị, khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, khai thác văn hóa bản địa vào xây dựng môi trường, góc địa phương để tăng cường tiếng Việt cho học sinh. 

Các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học đã phối hợp với phụ huynh học sinh, già làng, trưởng bản biên tập cuốn sổ tay từ vựng của dân tộc Dao và dân tộc Mông dịch ra tiếng Việt giúp giáo viên có tài liệu học tiếng địa phương; phối hợp sưu tầm các bài hát, câu chuyện, trò chơi truyền thống của người bản địa, biên tập thành tuyển tập thơ, truyện, trò chơi, câu đố để trang bị thêm tài liệu giảng dạy cho giáo viên; sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, vật dụng quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của người DTTS sử dụng trong góc địa phương, thư viện của nhà trường để tổ chức thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh. 

100% cơ sở giáo dục mầm non xây dựng góc thư viện, chợ quê trong trường học; xây dựng môi trường "chữ viết”, góc tiếng Việt trong các nhóm, lớp; bổ sung các học liệu phù hợp để hỗ trợ học sinh phát triển ngôn ngữ gắn với bản sắc văn hóa địa phương; phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong các nhà trường. Tổ chức các hội thi: "Xây dựng trường mầm non xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện”, "Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non” các cấp; tổ chức hội thảo chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, hội thảo "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS”... 

Qua đó, các đơn vị được giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình xây dựng môi trường, tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non nói chung và tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS nói riêng. Nhiều đơn vị nhà trường đã vận động cha mẹ học sinh/ người bản địa tham gia làm trợ giảng ngôn ngữ trong tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS (Trường Mầm non Suối Giàng, Trường Mầm non Sùng Đô, huyện Văn Chấn). 

Đối với cấp tiểu học, đã triển khai việc tích hợp dạy học tiếng Việt vào các môn học và hoạt động giáo dục ở tất cả các khối lớp. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động của các câu lạc bộ, ngày hội đọc sách, hội thi "Giao lưu tiếng Việt”, "Thi viết chữ đẹp”, nói tiếng Việt theo chủ đề; phát triển thư viện nhà trường thông qua phong trào đọc sách, góp phần giúp học sinh bổ sung kiến thức, vốn từ tiếng Việt. 

Mặt khác, để nâng cao năng lực đội ngũ, ngành đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên vùng DTTS về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018… 

Với những giải pháp đồng bộ, phù hợp, Đề án đã mang lại hiệu quả rõ rệt, 100% học sinh người DTTS đến trường được tăng cường tiếng Việt đúng độ tuổi, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt cao. Từ đó, chất lượng giáo dục vùng DTTS được nâng lên, nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.

Thanh Vy

Tags Yên Bái tăng cường tiếng Việt học sinh dân tộc thiểu số

Các tin khác
Học sinh trong toàn Trường THCS Yên Ninh luôn thân thiện chia sẻ giúp đỡ nhau.

Sự thân thiện là yếu tố khởi đầu cho mọi mối quan hệ khác. Thân thiện được hiểu là có những tình cảm, thân mật và gần gũi, thấm đượm tình yêu thương, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau.

Một giờ học của cô và trò Trường PTDTBT Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi.

Mô hình “Đồi mâm xôi” ngay trong khuôn viên Trường PTDTBT TH&THCS La Pán Tẩn.

Ngay khi bước vào cổng Trường Phổ thông dân tộc Bán trú (PTDTBT) TH&THCS La Pán Tẩn chúng tôi bị thu hút bởi mô hình thu nhỏ của “Đồi mâm xôi” - địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất của Mù Cang Chải, được chính các thầy cô giáo nhà trường làm nên.

Các phòng GD-ĐT nhận giải toàn đoàn.

Ngày 17/12, Sở Giáo dục - Đào tạo (GD- ĐT) Yên Bái tổng kết Hội thi giáo viên mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2020-2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục