11.013 lao động bất hợp pháp tại Malaysia đăng ký xin gia hạn

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/10/2011 | 1:34:24 PM

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) dẫn số liệu của Bộ Nội vụ Malaysia cho biết, tính đến ngày 26-9, tổng số lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại nước này hơn 1,3 triệu người, trong đó, số lao động Việt Nam là 13.515 người.

Hiện nay Chính phủ Malaysia đang xúc tiến Chương trình hợp pháp hóa và ân xá cho lao động nước ngoài đang làm việc bất hợp pháp tại Malaysia (chương trình 6P). Bộ Nội vụ Malaysia đã thông báo giai đoạn hai của chương trình 6P, bắt đầu thực hiện từ 15-9. Đây là giai đoạn “hợp pháp hóa” cho lao động nước ngoài đang làm việc bất hợp pháp tại Malaysia sau khi người lao động đăng ký trình diện.

Theo quy định, các lao động nước ngoài phải hoàn thiện giấy tờ tùy thân và các giấy tờ cần thiết khác như giấy tiếp nhận của chủ sử dụng lao động...sau đó, Cục Nhập cư Malaysia sẽ cấp giấy phép làm việc tạm thời cho người lao động nước ngoài.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện đã có 11.013 người trong tổng số 13.515 người nước ngoài lao động bất hợp pháp tại Malaysia đăng ký ở lại làm việc.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

YBĐT - Nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020 là rất lớn, bình quân mỗi năm là 18.000 người. Để đảm bảo năng lực đào tạo nghề, các cơ sở cần tập trung phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

Các làng nghề nông thôn đã tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30%-60% lực lượng lao động ở nông thôn. (Ảnh minh họa - nguồn internet)

Tại hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm phát triển làng nghề nông thôn theo chỉ đạo của Chính phủ, tổ chức sáng 20-10, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng cho biết tính đến tháng 10-2011, cả nước đã có 4.575 làng nghề. Tốc độ phát triển làng nghề đang tăng 6%-15% mỗi năm.

Giáo viên hướng dẫn tại lớp sửa chữa ô tô, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái. (Ảnh: Thanh Ba)

YBĐT - Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Tỉnh ủy Yên Bái chủ trương đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, bảo đảm cho tăng trưởng bền vững phục vụ cho CNH-HĐH.

Nhiều hộ gia đình hội viên nông dân ở Trấn Yên xây dựng mô hình chăn nuôi quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Đối tượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) chủ yếu là nông dân có nhu cầu học nghề và tìm việc làm. Do vậy, để thực hiện thành công Đề án này, vai trò của hội nông dân các cấp là rất quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục