Mất hơn 2 tỷ đồng vì cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/5/2024 | 3:33:15 PM

Ngày 25/5, Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở quận Tây Hồ đã bị mất hơn 2 tỷ đồng trong tài khoản sau khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo.

Cổng dịch vụ công giả mạo.
Cổng dịch vụ công giả mạo.

Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh Cảnh sát khu vực hoặc đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các đơn vị gọi điện cho người dân thông báo Căn cước công dân bị lỗi trên hệ thống hoặc cần phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh, rồi yêu cầu người dân đến cơ quan Công an để khắc phục. 

Các đối tượng sẽ thúc ép với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ để yêu cầu người dân tải phần mềm Dịch vụ công giả mạo theo đường dẫn của đối tượng cung cấp. Khi cài đặt phần mềm giả mạo này, các đối tượng sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Mới đây, một người phụ nữ trú tại quận Tây Hồ cũng đã bị sập bẫy của các đối tượng với thủ đoạn như trên. Theo đó, vào ngày 14/5/2024, Công an quận Tây Hồ tiếp nhận đơn trình báo của chị L (SN 1979; trú tại Tây Hồ, Hà Nội) về việc bị mất hơn 2 tỷ đồng trong tài khoản.

Chị L cho biết có "nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an, yêu cầu khai báo thông tin cá nhân qua cổng Dịch vụ công”. Sau đó, đối tượng gửi cho đường link cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo. Khi cài đặt xong thì điện thoại bị treo. Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, nạn nhân đã ra ngân hàng để kiểm tra thì phát hiện tài khoản bị mất hơn 2 tỷ đồng.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ Công an để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin dữ liệu dân cư qua điện thoại. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

(Theo CAND)

Các tin khác

Theo chương trình, sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Thanh tra tỉnh Yên Bái công bố quyết định thanh tra trách nhiệm UBND huyện Văn Chấn. Ảnh: Đại Quyền

UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2023.

Quang cảnh phiên thảo luận ở tổ ngày 24/5

Trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội chiều nay - 24/5, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến cụ thể vào các điều khoản của Dự thảo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm (người thứ 5, bên trái) trao đổi với cán bộ phụ nữ cơ sở về đổi mới sinh hoạt Hội.

Xác định đổi mới sinh hoạt chi hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp Hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cấp Hội tích cực nghiên cứu, học hỏi những nội dung và hình thức sinh hoạt Hội gắn với vấn đề thiết thân của phụ nữ...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục