La Pán Tẩn đảm bảo quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/3/2022 | 7:28:24 AM

YênBái - Toàn xã đã có 5 chị phát triển du lịch homestay, nhiều chị em đã mở cửa hàng bán đồ thổ cẩm, tham gia tổ hợp tác, phát triển chăn nuôi, đầu tư kinh doanh dịch vụ cho thuê trang phục du lịch, dệt thổ cẩm...

Chị Lý Thị Chơ (bên trái) ở bản Trống Tông, xã La Pán Tẩn giúp khách du lịch mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Mông. (Ảnh: Minh Huyền)
Chị Lý Thị Chơ (bên trái) ở bản Trống Tông, xã La Pán Tẩn giúp khách du lịch mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Mông. (Ảnh: Minh Huyền)

La Pán Tẩn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Mù Cang Chải với trên 99% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Hội viên phụ nữ và nhân dân nơi đây  chủ yếu làm nông nghiệp, tự cung tự cấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, vẫn còn một số hủ tục lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ và vẫn còn phụ nữ chưa biết chữ. Đặc biệt là đối với phụ nữ người Mông, còn sống phụ thuộc vào chồng do quan niệm và nhận thức nên nhiều chị em có tâm lý e dè, tự ti, ít tham gia các hoạt động xã hội. 

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp và cả hệ thống chính trị kiên quyết vào cuộc nên các hủ tục lạc hậu cũng dần được loại bỏ. 

Từng bước khẳng định vai trò của tổ chức Hội, đảm bảo quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ, Hội Phụ nữ xã đã tham mưu với cấp trên và phối hợp với nhà trường trên địa bàn mở 15 lớp xóa mù chữ và vận động được  trên 500 chị  em tham gia học xoá mù chữ. Đến nay, trình độ hội viên được nâng lên rõ rệt, chị em cơ bản biết viết và biết giao lưu bằng tiếng Việt. 

Qua đó, tỷ lệ thu hút hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt hội và phụ nữ tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa kỹ thuật cao hơn. Từ việc duy trì và nhân rộng các Câu lạc bộ Không sinh con thứ 3 trở lên, Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật, phòng chống mua bán người, hay các mô hình Chi hội "5 không 3 sạch”..., chị em đã được trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, sinh con tại trạm y tế xã, các kiến thức xây dựng gia đình hạnh phúc. 

Ngoài ra, Hội Phụ nữ xã còn tích cực hỗ trợ hội viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Toàn xã đã có 5 chị phát triển du lịch homestay, nhiều chị em đã mở cửa hàng bán đồ thổ cẩm, tham gia tổ hợp tác, phát triển chăn nuôi, đầu tư kinh doanh dịch vụ cho thuê trang phục du lịch, dệt thổ cẩm... 

Để đảm bảo quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân, Hội chú trọng đẩy mạnh các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức; xóa bỏ hủ tục lạc hậu; vận động thay đổi nhận thức phân biệt đối xử với phụ nữ; quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ nữ cán bộ tiềm năng, nữ cán bộ dân tộc thiểu số.

Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Thành lập các mô hình tư vấn, hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó tập trung tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho lao động nữ; bảo vệ phụ nữ và trẻ em khi bị bạo hành, bị xâm hại...

Vàng Thị Lỳ (Hội viên Hội LHPN xã La Pán Tẩn)

Tags bình đẳng sự tiến bộ của phụ nữ dân tộc thiểu số Mù Cang Chải hộ nghèo du lịch homestay giảm nghèo bền vững hạnh phúc

Các tin khác
Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh hướng dẫn các hộ gia đình có nhà ở kết hợp kinh doanh cài đặt và sử dụng “Báo cháy 114”.

App “Báo cháy 114” được Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an triển khai áp dụng trên toàn quốc từ 1/11/2021. Đây là bước triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong công tác PCCC&CNCH, tạo thêm kênh thông tin thông báo nhanh về các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn đến lực lượng chức năng, giúp người dân tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng về PCCC và thoát nạn một cách nhanh nhất.

Công đoàn Ngành Y tế tỉnh tặng quà nhân dịp tết Trung thu năm 2021 cho con em cán bộ y tế tham gia chống dịch tại các tỉnh phía Nam.

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người dân, trong đó có công nhân, người lao động không may nhiễm bệnh và tử vong. Để giúp thân nhân nhất là con em của những người qua đời vì Covid-19, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã có nhiều chính sách trao “Sổ tiết kiệm Công đoàn Việt Nam” cho con của đoàn viên công đoàn tử vong do dịch Covid-19.

Các mặt hàng thực phẩm được đăng bán tràn lan trên các trang mạng xã hội với hình ảnh bắt mắt và lời chào mời hấp dẫn.

Dạo một vòng trên nền tảng mạng xã hội Zalo hay các nhóm hội Facebook như "Chợ Yên Bái”, "Hội đồ ăn vặt Yên Bái”, "Dọn nhà đỡ chật Yên Bái” không khó để bắt gặp các bài bán đầy đủ các mặt hàng thực phẩm từ trái cây, rau củ, thịt cá, bánh kẹo… cùng lời chào mời hấp dẫn như "hoa quả của nhà trồng được”, "đảm bảo ngon, sạch, không hóa chất”, "khách ăn gì chỉ việc ở nhà cầm điện thoại lên và nhắn tin”. Rất nhiều quảng cáo là thật nhưng cũng không ít khách hàng phải ôm "trái đắng” khi tin vào những lời quảng cáo hấp dẫn này.

Cán bộ Trạm Y tế xã Yên Phú thăm khám cho bệnh nhi.

Những năm qua, tập thể cán bộ, nhân viên Trạm Y tế xã Yên Phú, huyện Văn Yên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng nỗ lực làm tốt vai trò, nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục