Cải thiện chất lượng cuộc sống từ một dự án

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Được thành lập theo Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 4/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững là 1 trong 7 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và KHHGĐ. Mục tiêu của dự án là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình tham gia dự án thông qua quĩ tín dụng tiết kiệm.

Nhiều tổ nhóm phụ nữ ở thị xã Nghĩa Lộ đã tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho chị em.
Nhiều tổ nhóm phụ nữ ở thị xã Nghĩa Lộ đã tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho chị em.

Yên Bái là 1 trong 4 tỉnh được chọn thí điểm triển khai dự án, đây là một trong những điều kiện quan trọng giúp cho việc xóa đói giảm nghèo được triển khai một cách có hiệu quả vì đối tượng thụ hưởng của dự án là các hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực nông thôn, có sức lao động, có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế gia đình và có nhu cầu nâng cao hiểu biết về dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ cũng như cách làm ăn và kỹ thuật khuyến nông, lâm, ngư. Việc phát triển dự án gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng gia đình và nâng cao nhận thức của người dân về công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Có nhiều hộ gia đình tham gia dự án ban đầu là những hộ nghèo, cận nghèo nhưng nhờ được vay vốn, trang bị những kiến thức về KHKT nên đến nay nhiều gia đình hội viên đã có kinh tế khá và thoát nghèo. Điển hình như gia đình anh chị Nông Văn Quyền - Hoàng Thị Hoài ở thôn làng Lớn, xã An Thịnh, huyện Văn Yên. Việc tham gia nhóm tín dụng tiết kiệm là một trong những điều kiện quan trọng để kinh tế gia đình anh chị có được như ngày hôm nay. Mặc dù đã được cha mẹ giúp đỡ về nhà cửa, đất đai nhưng những ngày đầu mới ra ở riêng, anh chị gặp rất nhiều khó khăn. Có đất để trồng trọt, chăn nuôi nhưng không có vốn, không có khoa học kỹ thuật nên anh chị vẫn chưa tìm được hướng đi, cuộc sống chật vật.

Sau khi trở thành thành viên nhóm, anh chị đã được nhóm ưu tiên cho vay số tiền là 6 triệu đồng để phát triển kinh tế. Với số vốn này, anh chị đã quyết định mua 1.000 cây quế ba năm tuổi trồng trên diện tích 2 ha cùng với keo lai. Do ứng dụng những tiến bộ khoa học nên quế của gia đình không bị sâu hại. Đến nay, quế bắt đầu mang lại thu nhập cho gia đình. Nhận thấy tinh dầu quế trên thị trường rất có giá trị, anh chị đã đầu tư 12 triệu đồng để xây dựng xưởng sản xuất tinh dầu quế thủ công, mỗi ngày chưng cất được khoảng 1,5kg tinh dầu quế, cho thu nhập gần 300.000 đồng. Ngoài ra, anh chị còn thả 2 ao cá và chăn nuôi lợn thịt, dê. Nhờ đó đến nay, kinh tế của gia đình đã phát triển hơn nhiều. Khi tham gia dự án, qua những buổi họp nhóm, chị Hoài có thêm những kiến thức về dân số, KHHGĐ, chăm sóc thai nghén và chăm sóc con cái. Chị Hoài cho biết: “Khi tham gia Dự án lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững, vợ chồng tôi được vay vốn, được trang bị khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất cho nên thu nhập đã ổn định. Ngoài việc chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê, thả cá và sản xuất tinh dầu quế, hàng năm vợ chồng tôi có thu nhập ổn định khoảng hơn 30 triệu đồng”.

Qua 5 năm, Dự án lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng. Những ngày đầu, dự án mới xây dựng được tại 14 xã của huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ và huyện Lục Yên với 58 nhóm thì đến tháng 5/2007 triển khai thêm 15 xã của 2 huyện Văn Yên và Yên Bình, nâng tổng số xã tham gia dự án lên 29 xã, 175 nhóm và 3.396 hộ thành viên. Có thể nói, dự án đã thực sự đem lại lợi ích cho các thành viên.

Ngọc Hưng

Các tin khác
Cán bộ dân số xã Mỏ Vàng (Văn Yên) làm tốt công tác truyền thông dân số - KHHGĐ cho phụ nữ vùng cao.

YBĐT - Lâu nay, người ta hay nói đến vấn đề bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) nói riêng, nhưng công tác chăm sóc SKSS, thực hiện KHHGĐ sẽ khó đạt hiệu quả cao khi không có sự tham gia tích cực, sự nhận thức đầy đủ của nam giới.

Hội viên phụ nữ xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ tham gia hội thi sau xóa mù chữ do Hội Phụ nữ thị xã tổ chức.

YBĐT - Trong những năm qua, các cấp hội phụ nữ huyện Văn Chấn đã bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, của Hội LHPN tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua và những chương trình trọng tâm công tác của Hội.

Chăn nuôi bò theo phương pháp bán công nghiệp là hướng phát triển kinh tế  của nhiều hội viên Hội CCB.

YBĐT - Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế và không ngừng xây dựng Hội lớn mạnh, hội viên Hội Cựu chiến binh xã Mông Sơn (Yên Bình) đã tích cực giúp nhau phát triển kinh tế, trong 145 hội viên đã có 100 người khá giàu, không còn hội viên nghèo khó.

YBĐT - Vừa qua, chúng tôi có dịp xuống công tác ở Bệnh viện Tâm thần tỉnh Yên Bái. Khi vào bệnh viện, qua sân bước lên cầu thang tầng 2 đã ngửi thấy có mùi khó chịu của nhựa, cao su, giẻ rách, băng gạc bị đốt cháy...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục