Bảo tàng Yên Bái rực rỡ không gian du xuân

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/2/2024 | 4:03:00 PM

YênBái - Điểm mới trong hành trình du xuân ở Bảo tàng tỉnh Yên Bái năm nay là không gian Phố xuân kéo dài ngay trước cửa Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh. Trải nghiệm mang cảm xúc mạnh là bức tranh 3D giới thiệu tổng thể các địa phương của tỉnh Yên Bái với đầy đủ sắc màu, từ cảnh quan thiên nhiên tới các nét văn hóa truyền thống. Đây cũng là điểm check-in lý tưởng dành cho nhân dân và du khách khi đến thành phố Yên Bái du xuân trong dịp Tết này.

Đến Bảo tàng tỉnh Yên Bái những ngày này, chị Nguyễn Thị Mai Phương ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cùng người thân tranh thủ ghi lại được nhiều khoảnh khắc đẹp trong không gian văn hoá vừa rực rỡ vừa đầy hoài niệm tết xưa. Nhiều điểm check-in mới mẻ như: suối khoáng nóng Trạm Tấu, đồi mâm xôi Mù Cang Chải, rừng rêu Tà Xùa Trạm Tấu... hội tụ trong một không gian đủ để chị Phương có những trải nghiệm đáng nhớ trong ngày đầu xuân mới.


Suối khoáng nóng Trạm Tấu được tái hiện tại không gian Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Với các em học sinh xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, lần đầu tiên được đến thăm Bảo tàng tỉnh đúng dịp đầu xuân mới là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Sắc hồng rực rỡ của hoa Tớ dày tỏa ngập không gian cùng những di sản văn hoá độc đáo của đồng bào người Mông ở Mù Cang Chải đã mang lại niềm vui, tự hào, giúp các em thêm yêu cảnh sắc quê hương.



Điểm mới trong hành trình du xuân ở Bảo tàng tỉnh năm nay là không gian Phố Xuân kéo dài ngay trước cửa Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh (ảnh trên). Trải nghiệm mang cảm xúc mạnh là bức tranh 3D giới thiệu tổng thể các địa phương của tỉnh Yên Bái với đầy đủ sắc màu, từ cảnh quan thiên nhiên tới các nét văn hóa truyền thống. Đây cũng là điểm check-in lý tưởng dành cho nhân dân và du khách khi đến thành phố Yên Bái du xuân trong dịp Tết này.



Trong dịp xuân mới, khuôn viên Bảo tàng tỉnh tiếp tục đưa du khách đến những không gian nghệ thuật trưng bày những tác phẩm tranh, ảnh nghệ thuật; các ấn phẩm báo chí, tạp chí, bản tin, sách, báo; không gian trưng bày, tái hiện các di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Không gian "Tết sum vầy" với chợ tết vùng cao; các làng nghề truyền thống, các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc như: nghề dệt của người Thái; nghề đan lát của các dân tộc Tày, Xa Phó; nghệ thuật thổi sáo mũi, kèn Ma nhí của dân tộc Xa Phó... Cùng với đó là hoạt động trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống, không gian thư pháp đón nhân dân và du khách xin chữ đầu xuân.


Rừng rêu Tà Xùa Trạm Tấu được tái hiện tại không gian Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Với nội dung phong phú, đa dạng và có tính giáo dục cao, không gian trưng bày tại Bảo tàng ngày càng trở thành địa chỉ du xuân tấp nập đón khách từ vài năm trở lại đây, vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí của người dân, du khách, vừa góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của dân tộc. Đây cũng là cách quảng bá hiệu quả những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Yên Bái đến người dân và du khách. 

Các hoạt động trưng bày chuyên đề "Vui tết đón Xuân” tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái sẽ kéo dài đến hết ngày 15/2/2024, tức mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn, đáp ứng nhu cầu du xuân vui tết của người dân từ khắp mọi miền khi đến thành phố Yên Bái. 

Thu Trang - Đức Toàn


Tags Bảo tàng Yên Bái Thư viện tỉnh Phố Xuân văn hóa du khách

Các tin khác
Gặp nhau cuối năm Xuân Giáp Thìn (20h00 ngày 30 Tết).

Chào xuân Giáp Thìn 2024, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm. Một trong những điểm nhấn trong Tết này là loạt chương trình phát sóng đêm giao thừa: Gặp nhau cuối năm, Tự hào thể thao Việt Nam, Vạn xuân, Tết nghĩa là hy vọng…

Mù Cang Chải từ lâu đã là địa chỉ tìm kiếm trên bản đồ du lịch Việt Nam và trên thế giới về miền đất diệu kỳ - nơi tinh hoa đại ngàn hội tụ. Cùng với Di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang mê mẩn lòng người, Mù Cang Chải còn sở hữu tới 5 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội chùa Hương vào danh sách phải giám sát chặt chẽ.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương có lễ hội lớn, tập trung đông người như: Lễ hội chùa Hương, lễ hội Gióng đền Sóc, lễ hội cướp phết, chọi trâu Đồ Sơn, khai ấn đền Trần cần được giám sát chặt chẽ.

Mùa xuân với những chàng trai, cô gái Mông. (Ảnh minh họa)

Trước đây, người Mông ở Yên Bái thường ăn Tết trước Tết Nguyên đán một tháng, vào khoảng đầu tháng 12 âm lịch, sau khi mùa vụ đã thu hoạch xong. Nhưng hơn 10 năm trở lại đây, người Mông ở Yên Bái cùng “ăn chung một Tết” với nhân dân cả nước. Mặc dù “ăn chung Tết” nhưng phong tục Tết cổ truyền của đồng bào Mông ở nơi đây vẫn mang đậm nét văn hóa của người dân tộc vùng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục