Trưởng thôn chăn nuôi giỏi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/6/2014 | 8:46:29 AM

YBĐT - Vinh dự được lựa chọn là đại biểu tiêu biểu của Minh Tiến đi dự Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số huyện Lục Yên lần thứ II, anh Vạn luôn khiêm tốn khi nói về thành tích của mình.

Anh Vạn đang tắm cho đàn lợn.
Anh Vạn đang tắm cho đàn lợn.

Là người con dân tộc Nùng ở thôn Khau Dự, xã Minh Tiến (Lục Yên), anh Mông Văn Vạn đã thấm cảnh đói nghèo khi được sinh ra trong gia đình đông anh em. Lấy vợ, anh được bố mẹ cho ra ở riêng bươn trải tự lập với 2 sào ruộng đất bạc màu. Dù chăm chỉ, xoay xở đủ nghề nhưng gia cảnh vẫn nghèo, vẫn khó để rồi cứ đau đáu ấp ủ những dự định mong thoát nghèo và lo cho các con được học hành đến nơi đến chốn.

Năm 2010, Hội Nông dân và các đoàn thể của xã triển khai tới từng thôn, bản khuyến khích các hộ gia đình đăng ký thực hiện mô hình làm kinh tế giỏi, anh Vạn đã mạnh dạn đăng ký. Rồi anh được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tế sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.

Cùng với đó, anh được thăm mô hình trang trại tổng hợp, đặc biệt là chăn nuôi lợn quy mô lớn của hộ ông Nguyễn Văn Minh ở thị trấn Yên Thế. Mắt thấy, tai nghe lại được ông chủ trang trại chia sẻ kinh nghiệm, khích lệ và minh chứng bằng hiệu quả từ mô hình trang trại tổng hợp của mình anh Vạn phấn khởi lắm. Sau chuyến thăm quan ấy, anh bàn với vợ vay 50 triệu đồng đầu tư xây dựng 40m2 chuồng lợn và nuôi 40 con lợn thịt. Trừ chi phí làm chuồng, mua con giống, số vốn còn lại được tập trung mua thức ăn chăn nuôi.

Sau 4 tháng, lứa đầu tiên đã xuất chuồng 30 tấn lợn hơi. Với vùng quê nghèo như Khau Dự, hồi đó 30 tấn lợn hơi đã là rất đáng nể bởi các hộ chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, xuất chuồng vài ba tạ là nhiều. Vậy mà mỗi năm vợ chồng anh nuôi 2 - 3 lứa. Tiền bán lợn anh trả được món nợ đã vay đầu tư ban đầu, số tiền lãi tiếp tục được đầu tư mua 50 con lợn thịt và 3 lợn nái để chủ động nguồn giống. Đồng thời, anh quy hoạch và xây 450m2 ao nuôi cá, tận dụng diện tích mặt nước đó để nuôi vịt siêu thịt.

Không chỉ tập trung vào chăn nuôi, vợ chồng anh vẫn thâm canh tốt 4 sào lúa và 2 sào ngô để đảm bảo lương thực và bổ sung thức ăn chăn nuôi để góp phần giảm chi phí đầu vào. Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", vừa sản xuất, vừa đầu tư, anh tiếp tục mở rộng quy mô, xây dựng chuồng trại kiên cố luôn ổn định nuôi 50 đầu lợn, 5 lợn nái. Khi nhiều lên tới 80 - 100 đầu lợn thịt.

Bình quân 5 năm trở lại đây, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh Vạn cho thu nhập từ 800 - 1 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù đó chưa phải là con số lớn nhưng với làng quê còn nhiều khó khăn như Minh Tiến thì mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo hướng hàng hóa mang lại hiệu quả như hộ gia đình anh Vạn là rất đáng quý.

Giờ kinh tế gia đình đã ổn định và khá giả, đáp ứng mong mỏi vợ chồng anh ấp ủ bấy lâu là lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Anh Dự phấn khởi khoe, cậu con trai cả hiện đang học Trường Đại học Y Thái Bình, con gái thứ hai học Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái, còn cậu út vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự về nhà giúp bố mẹ làm kinh tế. Là người bản tính chân thật, dám nghĩ dám làm, anh luôn được người dân trong thôn quý mến, tín nhiệm. 14 năm nay anh được dân tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn Khau Dự.

Phát huy vai trò của mình, anh Vạn tích cực tham gia các hoạt động xã hội của địa phương. Không ngại giúp đỡ và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn với người trong thôn, trong xóm, đồng thời tích cực phổ biến kinh nghiệm làm ăn của mình và vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học và mở rộng sản xuất, chăn nuôi để có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Nhiều hộ dân trong thôn thấy mô hình chăn nuôi của nhà trưởng thôn mang lại hiệu quả thiết thực đã học tập làm theo.

Vinh dự được lựa chọn là đại biểu tiêu biểu của Minh Tiến đi dự Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số huyện Lục Yên lần thứ II, anh Vạn luôn khiêm tốn khi nói về thành tích của mình. Điều anh mạnh dạn trao đổi chính là tâm tư của người chăn nuôi chỉ mong các cấp, các ngành chức năng can thiệp để giá thức ăn chăn nuôi ổn định, quan tâm tới khâu tiêu thụ sản phẩm để người dân yên tâm phát triển sản xuất.

 Ngọc Tú

Các tin khác

YBĐT - Gần 7 năm qua, bằng tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết với nghiệp truyền thanh ở cơ sở, ông Phàng A Vừ ở thôn Tà Xùa, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu vẫn thầm lặng làm "cánh tay nối dài" của Đài TT-TH huyện Trạm Tấu, góp phần đưa tiếng nói của Đảng đến được gần hơn với đồng bào Mông nơi đây.

Doanh nhân Bùi Thị Sửu (thứ 6, trái sang) trong giờ phút được tôn vinh tại lễ trao Cúp “Bông hồng vàng 2013”

YBĐT - Được biết và nghe nói về chị đã nhiều, song trực tiếp được gặp và chứng kiến sự vất vả, bận rộn của chị với công việc, chúng tôi mới phần nào thêm thấu hiểu đằng sau bất cứ vinh quang nào cũng là cả một sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ.

Nghệ sĩ Hoàng Nừng và người học trò cũ Hoàng Thị Chí.

YBĐT - Sinh ra và lớn lên tại xã vùng cao Phan Thanh, là một người con dân tộc Nùng, tuổi thơ của cậu bé Hoàng Nừng gắn liền với những câu khắp cọi của dì, của mẹ lúc đưa nôi, tiếng sáo trên lưng trâu, tiếng hát mỗi dịp hội làng, lễ tết.  Âm nhạc đã ngấm dần và trở thành một phần không thể thiếu trong ông như một cái duyên trời định.

Chị Hương chăm sóc đàn gà.
(Ảnh: Đoàn Hà)

YBĐT - Chúng tôi theo đảng viên Hoàng Thị Hương, thôn Đỗng Hảo, xã Bình Thuận vượt qua quãng đường 2km để đến khu rừng của gia đình chị. Hôm nay, chị phải thuê thêm vài lao động địa phương để phát quang cây cỏ, chăm sóc rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục