YênBái - Bằng ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên, ông Lý Văn Thạch ở thôn Khuôn La, xã Tân Hương, huyện Yên Bình đã thay đổi tư duy, mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh mô hình phát triển kinh tế tổng hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
|
Mô hình kinh tế tổng hợp của ông Lý Văn Thạch cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
|
Sinh ra và lớn lên ở xã Tân Hương - một vùng quê còn nhiều khó khăn, song ông Lý Văn Thạch luôn nuôi quyết tâm sẽ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm sản xuất lại thiếu vốn phát triển kinh tế nên gia đình ông nhiều năm liền vẫn thuộc diện hộ nghèo của xã.
Thế nhưng, với nỗ lực vươn lên và nhận thấy tiềm năng, thế mạnh từ kinh tế đồi rừng, năm 2016, ông Thạch mạnh dạn vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư trồng 1 ha quế trên diện tích đất rừng của gia đình. Khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, ông Thạch lại tích cực học hỏi và tìm tòi ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào chăm sóc nên quế của gia đình ông phát triển tốt.
Ông Thạch chia sẻ: "Ban đầu tôi cũng gặp không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm nhưng nhờ có sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của Hội Nông dân các cấp, tôi đã được tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, từ đó từng bước tìm ra cách để phát triển mô hình của mình và có được thành quả như hôm nay”.
Thấy đây là hướng đi đúng, ông Thạch đã từng bước mở rộng diện tích cây trồng. Đến nay, gia đình ông đã có trên 4ha quế, hàng năm có thể tỉa cành, lá để bán, cho thu nhập trung bình gần 100 triệu đồng/năm. Đến năm 2020, gia đình ông chính thức thoát nghèo và trả hết vốn vay cho Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Yên Bình.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm phát triển kinh tế, ông Thạch cho biết: "Trồng rừng phải mất một khoảng thời gian dài mới cho thu nhập, do vậy với phương châm "lấy ngắn nuôi dài”, gia đình tôi còn đầu tư nuôi thêm trâu, lợn và thả cá. Tận dụng nguồn thức ăn sẵn từ rau, cỏ và tích cực phòng, chống dịch bệnh nên đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, giúp gia đình tôi có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, nuôi các con học tập”.
Ông Lạc Huy Toàn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hương cho biết: "Ông Thạch là một nông dân năng động, biết khai thác thế mạnh đồi rừng để phát triển kinh tế gia đình. Không những làm kinh tế giỏi, ông Thạch còn nhiệt tình giúp đỡ người dân về kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã”.
Phát triển kinh tế từ đồi rừng và chăn nuôi tuy không mới nhưng để thành công thì luôn cần sự cố gắng, nỗ lực không ngừng. Những mô hình phát triển kinh tế như mô hình của gia đình ông Lý Văn Thạch không chỉ cải thiện cuộc sống mà còn góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Bảo Linh - Từ Thoa
Tags
Làm giàu
kinh tế
Yên Bình
sản xuất
kinh doanh
hộ nghèo
Tôi ấn tượng với chị không phải vì những thành tích sau 23 năm công tác trong ngành giáo dục mà bởi ở con người chị, sự nhiệt huyết với nghề, lòng bao dung, dám hy sinh “cơ đồ xán lạn” để nhận lại hạnh phúc cho riêng mình: niềm vui bên các trò nhỏ. Chị là Đoàn Thị Thảo - giáo viên Trường TH&THCS Tô Mậu, huyện Lục Yên.
Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái không chỉ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao mà còn là những hạt nhân tích cực trong các phong trào.
Đã hơn 4 tháng trôi qua, kể từ ngày 15/7/2022 đến nay, ông Lý Văn Huyện ở thôn Khe Lợ, xã Viễn Sơn mới tìm được ân nhân đã nhặt được và trả lại số tiền 550 triệu đồng đánh rơi của mình để gửi lời cảm ơn.
Đó là chị Vũ Thị Dương - chủ công xưởng sản xuất gỗ ván bóc ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ với doanh thu gần 2 tỷ đồng mỗi tháng. Với vóc dáng nhỏ bé nhưng ẩn bên trong chị là một người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ, đầy bản lĩnh với sự nghiệp vững vàng.