Anh Trưởng năng động làm giàu từ rừng

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/12/2022 | 7:40:42 AM

YênBái - Phát triển kinh tế từ trồng rừng là hướng đi được gia đình anh Lê Hồng Trưởng - hội viên nông dân thôn Vĩnh An, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình lựa chọn từ nhiều năm nay. Từ rừng, anh Trưởng không chỉ có thu nhập ổn định mà còn tạo việc làm thời vụ cho một số người dân trong xã.

Anh Lê Hồng Trưởng (bên phải) chia sẻ với lãnh đạo Hội Nông dân xã Bảo Ái về kinh nghiệm ươm quế giống.
Anh Lê Hồng Trưởng (bên phải) chia sẻ với lãnh đạo Hội Nông dân xã Bảo Ái về kinh nghiệm ươm quế giống.

Sinh năm 1965, sau nhiều năm làm công nhân, nhận thấy cuộc sống khó được cải thiện, anh Trưởng xin nghỉ việc về quê sinh sống. Trải qua nhiều nghề như buôn bán, làm thuê... xong cái nghèo vẫn đeo đẳng gia đình anh. Tuy nhiên, sau bao trăn trở, vợ chồng anh quyết định tận dụng số đất rừng của gia đình để trồng rừng và vay thêm vốn cộng với số tiền tích góp để mua cây giống, mua thêm đất rừng. 

Để trồng rừng theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo cho rừng trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế, anh Trưởng đầu tư mua giống cây ở những cơ sở có uy tín và trồng trên 10 ha, chủ yếu là cây keo, bồ đề. 

Anh Trưởng chia sẻ: "Làm gì cũng cần sự kiên trì và chịu khó, đặc biệt, để có kiến thức áp dụng vào sản xuất, hàng năm tôi tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức. Đối với việc khai thác cây keo, bồ đề, gia đình tôi chọn cách bán tỉa để giữ rừng và nuôi dưỡng nguồn lợi lâu dài. Sau khi khai thác, gia đình tôi trồng mới ngay và năm nào cũng được khai thác từ 1 đến 2 ha, mang về nguồn thu khoảng từ 100 triệu đồng trở lên. Năm 2022, tôi bán khu rừng có diện tích gần 4 ha, thu về được gần 400 triệu đồng”. 

Là người năng động, ham học hỏi, anh Trưởng thường xuyên tìm hiểu qua sách báo, trên mạng Internet, nhận thấy giá trị của cây quế cao hơn so với cây keo, bồ đề, nhưng thời gian trồng phải hơn 10 năm mới cho khai thác. Do đó, sau khi tính toán, xác định đầu tư với phương châm "lấy ngắn nuôi dài” từ năm 2015, anh Trưởng chuyển đổi 6 ha rừng sang trồng cây quế. 

Đến nay, rừng quế hơn 6 năm tuổi của anh đã cho thu hoạch tỉa, bán lá quế mang về nguồn thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/năm. Cây quế rất dễ trồng, lớn nhanh, chịu được gió bão hơn cây keo, giá trị kinh tế lớn hơn từ 2 đến 3 lần keo trong cùng thời gian. Hơn nữa, trên diện tích trồng quế, còn có thể trồng xen một số loại cây dược liệu… nên gia đình anh Trưởng đang dần chuyển toàn bộ diện tích rừng sang trồng quế. 

"Mình mua hạt quế và tự làm vườn ươm cây giống nên vừa giảm được hơn một nửa chi phí tiền mua cây giống, mà cây giống còn được xử lý bệnh, đảm bảo khi mang đi trồng không bị chết” - anh Trưởng cho biết thêm. Bên cạnh phát triển kinh tế rừng, anh Trưởng còn là hội viên điển hình phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá. Từ các nguồn thu nói trên, hàng năm sau khi trừ các khoản chi phí, tổng thu nhập của gia đình anh Trưởng luôn đạt từ 200 triệu đồng trở lên. 

Ông Hà Đình Minh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Ái cho biết: "Anh Lê Hồng Trưởng là một trong  những hội viên nông dân tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, không ngại khó khăn vươn lên phát triển kinh tế. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, anh còn thường xuyên giúp đỡ hội viên nông dân về cây giống, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng cho hội viên, nhân dân trên địa bàn xã để phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi...”. 

Từ những nỗ lực của bản thân, gia đình anh Lê Hồng Trưởng nhiều năm vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành vì có thành tích xuất sắc trong Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. 

Hơn thế, từ năm 2019, vợ anh Trưởng là chị Trần Thị Minh được bà con tín nhiệm bầu giữ chức trưởng thôn Vĩnh An. Anh Lê Hồng Trưởng thực sự là tấm gương điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi để các hội viên nông dân xã Bảo Ái học tập, noi theo.

Vũ Đồng

Tags Yên Bình làm giàu Lê Hồng Trưởng trồng rừng keo bồ đề nông dân

Các tin khác
Cô giáo Bùi Vũ Ngọc Trâm cùng học trò tại lễ khai giảng.

Gần 15 năm đứng trên bục giảng, cô Ngọc Trâm luôn truyền cảm hứng tới học trò bằng những bài giảng đầy sáng tạo.

Bí thư Đoàn Thanh niên Sở Y tế - Hoàng Tuấn Linh tại một chương trình khám chữa bệnh tình nguyện, cấp phát thuốc miễn phí tại huyện vùng cao Mù Cang Chải.

Sinh năm 1988, là chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế - Hoàng Tuấn Linh không chỉ có nhiều sáng kiến trong chuyên môn mà với vai trò “thủ lĩnh” Đoàn Thanh niên Sở, anh còn luôn động viên, đoàn kết và tập hợp đoàn viên thanh niên (ĐVTN) Sở xung kích, đi đầu trong các hoạt động, phong trào Đoàn với nhiều sáng kiến, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Bạn Nông Thị Thúy Niềm, Chủ nhiệm CLB Khắp Cọi thanh niên xã Mường Lai, Lục Yên (Yên Bái).

Nông Thị Thúy Niềm (SN 2000, dân tộc Tày), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Khắp Cọi thanh niên xã Mường Lai, huyện Lục Yên, là một trong số 13 đại biểu đại diện tuổi trẻ Yên Bái về Thủ đô tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII diễn ra từ ngày 14 đến 16/12.

Bà Hà Thị Thanh Tịnh, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (hàng sau, thứ 6 từ trái sang) cùng thành viên các đội văn nghệ trong xã thường xuyên biểu diễn phục vụ các sự kiện lớn của địa phương.

Văn hóa truyền thống là một kho tàng quý báu đa dạng, phong phú, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc. Để gìn giữ, bảo tồn, phát huy kho tàng quý báu ấy, những năm qua, các nghệ nhân, già làng, trưởng bản trên địa bàn tỉnh như những “cánh chim” không mỏi đưa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình thấm sâu trong đời sống cộng đồng, làm giàu thêm kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục