Nguyễn Kiều Trang- từ huấn luyện viên MC đến “khắc tinh” nói ngọng ở trẻ nhỏ

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/8/2024 | 1:57:45 PM

YênBái - “Niềm hạnh phúc vô bờ bến của tôi chính là khi giúp cho các bạn nhỏ, các học viên "nhí" sửa được nói ngọng, giọng địa phương để có thể nói đúng, nói chuẩn, nói hay và tự tin hơn trong giao tiếp” - Nguyễn Kiều Trang chia sẻ đầy tâm huyết khi chúng tôi đến thăm trung tâm chữa ngọng cho trẻ do chính cô thành lập. Cơ duyên này cũng là một ngã rẽ không ngờ tới...

Kiều Trang và nhóm học viên lớp chữa nói ngọng của cô.
Kiều Trang và nhóm học viên lớp chữa nói ngọng của cô.

Nguyễn Kiều Trang là một viên chức nhà nước, hiện đang công tác tại Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Trấn Yên. Sẵn tâm huyết và năng khiếu trời cho nên ngoài thời gian cống hiến cho công việc, lúc rảnh rỗi, Trang còn thường xuyên tham gia làm người dẫn chương trình (MC) cho các sự kiện vừa và nhỏ tại thành phố Yên Bái. 

Từ tâm huyết bồi đắp tài năng cho trẻ em, giúp các em trải nghiệm làm MC, Nguyễn Kiều Trang đã từng góp phần đưa các em học sinh tỉnh miền núi Yên Bái đến với một sân chơi lớn, chất lượng, tìm kiếm và nuôi dưỡng các tài năng dẫn chương trình nhí trên cả nước. Đó là Cuộc thi Tìm kiếm tài năng MC nhí toàn quốc được tổ chức thường niên dành cho các em nhỏ trên khắp cả nước, nhằm tìm kiếm và bồi dưỡng những tài năng nghệ thuật, góp phần định hướng phát triển về nghệ thuật cho các em. 

Năm 2023, dưới sự dẫn dắt tuyệt vời của huấn luyện viên Nguyễn Thị Kiều Trang, qua các vòng thi, vượt qua hơn 5.000 hồ sơ ở vòng thi sơ loại, tỉnh Yên Bái đã có thí sinh lọt vào top 16 thí sinh có mặt tại vòng Chung kết là em Vũ Thảo My, lớp 5A, Trường Tiểu học Yên Thịnh, thành phố Yên Bái. Bản thân Kiều Trang cũng là một trong 12 huấn luyện viên xuất sắc nhất Cuộc thi, được Ban Tổ chức lựa chọn vinh danh trong Chương trình vinh danh huấn luyện viên quốc gia Cuộc thi Tìm kiếm tài năng nhí MC toàn quốc được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội cùng năm này. 

Bởi vậy cũng dễ hiểu khi Kiều Trang hiện thời đang là một người dạy kỹ năng mềm, đào tạo các lớp MC nhí. Tuy nhiên cuộc đời luôn có những ngã rẽ không ngờ mà nhiều khi chỉ bởi một phát hiện, một đam mê, tâm huyết. Đó là việc cô đã trở thành một giáo viên chữa ngọng và sửa giọng địa phương cho trẻ.

Cơ duyên đến với các lớp chữa ngọng cho trẻ của Kiều Trang là do trong thời gian giảng dạy các lớp kỹ năng cho các bé, cô nhận thấy tình trạng trẻ em thiếu kỹ năng sống và đặc biệt là nói ngọng ngày càng nhiều. Cô thấy rất lo ngại nên đã tìm tới các trung tâm dạy kỹ năng và chữa ngọng, tham gia vào các lớp đào tạo như: giáo viên chữa ngọng cơ bản, giáo viên chữa ngọng chuyên sâu, MC giao tiếp - thuyết trình, kỹ năng giọng đọc chuyên sâu, giáo viên nguồn kỹ năng sống…

Khi theo học thêm các lớp này, Kiều Trang luôn hoàn thành xuất sắc các khoá học. Vốn chỉ muốn học để biết, để có cơ hội chữa ngọng, truyền kỹ năng sống cho những em nhỏ bị ngọng mà mình đã gặp nhưng cái "duyên nghề” đã tự nhiên đưa Kiều Trang từ cán bộ ngành văn hoá  thành giáo viên chữa ngọng, sửa giọng địa phương, đào tạo MC nhí tại chính quê hương mình.

Không chỉ có chuyên môn, Kiều Trang còn được các học viên, phụ huynh tin tưởng, yêu mến bởi sự tận tụy, chân thành và dành trọn niềm tin gửi con em mình vào lớp học của cô. Say mê, yêu thích công việc, Kiều Trang đã không ngừng học hỏi, quan sát để tìm ra phương pháp phù hợp, hiệu quả với từng đặc điểm của mỗi học viên "nhí". 

"Tôi không muốn rập khuôn trong phương pháp chữa ngọng. Vì mỗi học viên sẽ có những đặc điểm, tính cách, sự tiếp thu, môi trường phát triển khác nhau. Tôi luôn quan sát, cá nhân hóa quá trình giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất, nhanh nhất cho từng học viên” - Kiều Trang nói…


Kiều Trang và  một học viên "nhí" lớp chữa ngọng.

Khi chúng tôi đến thăm trung tâm, cô giáo Kiều Trang đang kèm dạy một cô bé rất xinh xắn, vô cùng đáng yêu. Cô giáo chia sẻ về tình trạng nói ngọng của cháu bé: "Ngay từ ban đầu, khi nhìn vào bảng kiểm tra các âm vần ngọng của bé gái này, tôi cũng khá e ngại vì tình trạng ngọng, giọng địa phương rất nặng. Nhưng khi nghe bố mẹ em trình bày nỗi khổ tâm cũng như tha thiết gửi gắm thì tôi đã quyết định nhận lời chữa cho cháu". 

Cô bé này năm nay 7 tuổi, đã đi học lớp 1, nhưng vì chủ quan không chữa ngọng từ nhỏ và với quan niệm "lớn lên con sẽ tự khỏi” nên gia đình đã để vuột mất giai đoạn tốt nhất để chữa ngọng cho con... Được biết, Kiều Trang và học trò này đã có hành trình gần 4 tháng vừa chữa ngọng, vừa rèn luyện kỹ năng mềm trong giao tiếp... 

Sau những nỗ lực của hai cô trò, kết quả là bạn nhỏ đã phá được khẩu hình và chạm đến điểm đúng của tất cả các âm, vần ngọng. Bạn cũng đã nhớ và đọc tròn vành, rõ chữ, đã biết viết chữ rõ nét hơn. Từ đây, cô bé đã tự tin hơn khi đến lớp hòa nhập với bạn bè… 

Càng tiếp xúc nhiều với các học viên, Kiều Trang càng yêu nghề giảng dạy và tự hào vì con đường mình đã chọn. Nhiều phụ huynh bật khóc khi thấy con thoát ngọng thành công, niềm vui của họ cũng là hạnh phúc của Kiều Trang.

Trong gian phòng tại trung tâm của Kiều Trang, chúng tôi thấy rất nhiều ảnh cô chụp lưu niệm với các học viên "nhí" trong những lần đoạt giải tại các cuộc thi MC nhí toàn quốc; có cả những hình ảnh chụp chung với phụ huynh của các em học sinh đã "tốt nghiệp” đến tri ân cô giáo… Đó chính là những minh chứng sống động về những thành quả mà Kiều Trang đã mang đến cho các em nhỏ, giúp các em có một hành trang vững chắc để tự tin hướng đến một tương lai tươi sáng phía trước.

Thành Trung

Tags Nguyễn Kiều Trang giao tiếp trẻ em

Các tin khác
Anh Hà Đình Thao, Bí thư Đoàn xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (người thứ 2, trái sang) cùng các đoàn viên trong xã đưa thông tin lên mạng, kết nối cộng đồng để sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

"Thủ lĩnh" Đoàn Hà Đình Thao đã và đang lan tỏa tinh thần sống đẹp vì cộng đồng qua hành trình "kết nối yêu thương" từ mạng xã hội thiết thực giúp đỡ hàng chục hoàn cảnh khó khăn, mảnh đời bất hạnh, động viên học sinh nghèo vươn lên viết tiếp ước mơ.

Khang A Tủa đang tiếp tục thay đổi tư duy, cách làm, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Mông Mù Cang Chải với Dự án Ná nả: Mùa gì mua nấy.

Câu chuyện về những người trẻ thành công với ước mơ, hoài bão của mình luôn là niềm cảm hứng mạnh mẽ cho những người trẻ khác, đặc biệt là những thanh niên dân tộc thiểu số - nơi mà khó khăn chồng chất khó khăn như sự nối tiếp, điệp trùng tới ngút ngàn của núi, của rừng già ở nơi họ sinh sống. Nhưng một khi họ vượt qua được khó khăn ấy, câu chuyện của họ sẽ lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo động lực để cộng đồng học tập, noi theo.

Chị Vũ Thị Giang hiến máu tại Ngày hội hiến máu tình nguyện trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động năm 2024.

Không chỉ gương mẫu, nhiệt tình với công việc, giỏi trong chuyên môn, nghiệp vụ, chị Vũ Thị Giang - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Bình Minh còn luôn hết lòng vì đoàn viên, người lao động (NLĐ), tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phong trào vì cộng đồng, nhất là phong trào hiến máu tình nguyện.

Chị Nguyễn Thị Vân ở thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn chăm sóc bò nái của gia đình.

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với sự chăm chỉ, lòng quyết tâm, người phụ nữ dân tộc Tày Nguyễn Thị Vân ở thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn đã mạnh dạn phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục