Chị Toan làm dân số

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những năm gần đây, công tác dân số, gia đình và trẻ em phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ) đạt được những kết quả đáng khích lệ, đó là: số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng; mô hình gia đình ít con ngày càng được đông đảo người dân chấp nhận; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm đáng kể. Có được kết quả ấy chính là có một phần đóng góp, sự tận tụy, lòng nhiệt tình của chị Hà Thị Toan, cán bộ chuyên trách DS,GĐ&TE của phường.

Chị Toan tham gia cộng tác viên dân số từ năm 1998, đến năm 2003 được tín nhiệm bầu làm cán bộ chuyên trách DS,GĐ&TE của phường. Chị luôn chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo công tác này, cụ thể như: quyết định giao chỉ tiêu hàng năm cho các thôn, bản, tổ dân phố; kế hoạch thực hiện Chiến lược Gia đình Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010; kế hoạch xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em… Bên cạnh đó, chị chú trọng đến công tác truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, SKSS/KHHGĐ. Hàng năm, chị đã xây dựng chi tiết kế hoạch truyền thông hàng quý, hàng tháng và xây dựng nội dung truyền thông phù hợp với từng cụm dân cư, từng nhóm đối tượng. Đồng thời tích cực phối hợp với Trạm Y tế phường tổ chức các đợt chiến dịch “Tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng nghèo, vùng có mức sinh cao” đạt hiệu quả.

Phụ trách 33 tổ dân phố với 1.318 hộ gia đình, 5.169 nhân khẩu; địa hình phức tạp, giao thông đi lại ở một số bản như: bản Tân, bản Ten, Bản Loọng còn khó khăn, phải đi bộ hàng giờ nhưng chị Toan như “con chim bay không biết mỏi” đến tận các gia đình để tuyên truyền cho người dân hiểu các chính sách của Đảng và Nhà nước về DS,GĐ&TE; đồng thời tư vấn, cung cấp các thông tin về dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và cách nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em… Nhờ đó, người dân thấy được lợi ích của việc KHHGĐ, tự nguyện áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại cũng như nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Hiện Pú Trạng có 915/1.106 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; 100% phụ nữ có thai được khám thai 3 lần trở lên; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 23% năm 2003 xuống còn 17,8% năm 2006.

Chị Toan tâm sự: “Lúc mới đảm nhiệm công việc này, tôi rất lo lắng. Tôi đã xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể, kiên trì tuyên truyền, vận động bởi xác định đây là công việc tế nhị, không chỉ làm trong chốc lát, cũng không phải cứ nói, cứ làm là được. Và điều đó đòi hỏi người cán bộ dân số phải nhiệt tình, kiên trì, nỗ lực và phải có niềm tin với công việc của chính mình”.

Trở về với gia đình, chị Toan là dâu thảo, vợ hiền, là người mẹ đảm đang. Mới ngoài 40 tuổi nhưng trông chị có vẻ già hơn so với tuổi, căn bệnh tim đã có lúc khiến chị tưởng như không sống nổi. Lại thêm hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ chồng già yếu nhưng chị vẫn chu toàn việc chăm sóc mẹ chồng bị mù. Có 2 con đều là gái nhưng anh chị không sinh thêm con để có thời gian tham gia công tác xã hội, làm kinh tế gia đình và nuôi dạy các con. Cháu lớn của anh chị 10 năm liền là học sinh giỏi và là đại biểu dự hội nghị biểu dương con cháu hiếu thảo toàn quốc năm 2003.

Với chị, gia đình luôn là điểm tựa vững chắc. Chị Hà Thị Toan không chỉ là nhân tố điển hình trong công tác DS,GĐ&TE mà còn hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

 Nguyễn Thị Lý

Các tin khác

YBĐT - Con đường nhỏ gập ghềnh đưa tôi đến cuối thôn Cường Bắc, xã Nam Cường. Ngôi nhà mới khang trang bên triền đồi thoai thoải, được bao bọc bởi nhiều loại cây như táo, nhãn, vải, xoài… là nhà của đoàn viên trẻ Nguyễn Hữu Phương, Đội trưởng Đội Xây dựng xã Nam Cường.

Anh Hoàng Văn An đang kiểm tra chất lượng những cây vải thiều mới ra quả vụ đầu tiên.

YBĐT - Nếu không được giới thiệu trước, chắc tôi không thể đoán được người thanh niên đang cặm cụi trồng hàng keo phía đằng xa lại là chủ của một trạng trại rộng trên 10 ha ở bản Giàu, xã Khánh Thiện (Lục Yên) và mỗi năm trang trại này cho thu nhập trên dưới 60 triệu đồng. Đó là chủ trang trại Hoàng Văn An. Anh An có dáng người nhỏ nhắn, nước da rám nắng, đôi mắt sắc sảo và trông già hơn rất nhiều so với tuổi của mình.

Khai thác gỗ rừng ở xã Vũ Linh (Yên Bình).
(Ảnh: 
Vương Trọng Phục)

YBĐT - Theo lời giới thiệu của cán bộ xã, tôi tìm đến nhà bác Vũ Hà Tiến ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình. Ngôi nhà sàn rộng rãi với nhiều tiện nghi hiện đại làm tôi khó có thể tin trước đây gia đình bác là một trong những hộ nghèo nhất xã.

CCB Đỗ Văn Cầu

YBĐT - Tháng 4 năm 1970, anh thanh niên Đỗ Văn Cầu lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu tại Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng (Lào). Bị thương trong một trận đánh và được chuyển về tuyến sau điều trị, rồi tháng 10 năm 1971, anh chuyển ngành về công tác tại Phòng Tổ chức chính quyền thị xã Nghĩa Lộ, sau đó làm Đội trưởng của Lâm trường Ngòi Lao (Văn Chấn). Năm 1989, về nghỉ hưu tại xã Tân Thịnh (Văn Chấn), đó là thời điểm mà hoàn cảnh gia đình anh cũng như bao cựu chiến binh trong xã còn lắm khó khăn. Người cựu chiến binh Đỗ Văn Cầu đã luôn trăn trở, tìm hướng phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo cho gia đình và đồng đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục