Từ yêu nghề đến sáng tạo

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/9/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong cuộc trò chuyện cởi mở tại Xưởng sửa chữa thuộc Phòng Kỹ thuật, Bộ CHQS tỉnh Yên Bái, Thượng úy Nguyễn Văn Sơn nói nhiều đến công việc chung của đơn vị mà ít nói về bản thân mình. Nhìn vẻ bề ngoài anh cũng bình thường giản dị như bao người lính chuyên nghiệp khác, nhưng qua tiếp xúc, càng thấy cháy bỏng trong anh là sự yêu nghề, say mê công việc và khả năng tìm tòi sáng tạo.

"Niềm say mê với máy móc, động cơ, với ô tô từ khi bước chân vào quân ngũ" - anh Sơn kể. Đang là chiến sỹ Phòng Hành chính (Quân khu III), tham gia đủ công việc của "lính" hành chính, rồi anh được cấp trên quan tâm, thi vào Trường Trung cấp Ô tô - xe máy - Cục Kỹ thuật. Vào trường, được sắp xếp vào học chuyên ngành sửa chữa ô tô, thời gian học ba năm rưỡi, cả học sửa chữa và học lái xe. Anh Sơn rất phấn khởi vì mình đã có điều kiện để học và thành nghề trong môi trường quân đội.

Quá trình học tập, rèn luyện anh Sơn đã có nhiều cố gắng để luôn đạt điểm tốt, được các thầy và bạn bè quý mến. Miệt mài học đi đôi với hành, anh đã có sáng kiến “Giá đỡ tháo lắp rơ-le máy khởi động” áp dụng hiệu quả, được giải khuyến khích của nhà trường. Điều đó cũng giúp anh có chút niềm tin vào kiến thức, tay nghề khi ra trường. Năm 1993 tốt nghiệp anh được điều động về Lữ đoàn 297 - Quân khu II, đóng quân tại Tô Mậu, Lục Yên. Lúc đầu còn nhiều khó khăn vất vả trong công việc, anh vẫn say mê vừa làm, vừa học hỏi nâng cao tay nghề.

Năm 1995, anh được về làm tại xưởng sửa chữa của Phòng Kỹ thuật - Bộ CHQS tỉnh. Thời gian về đây, ngoài công việc của Xưởng, anh tranh thủ học thêm sửa chữa ở ngoài về một số dòng xe hiện đại mà ở trong trường chưa được tiếp cận nhiều. Xưởng có 8 anh em, hàng năm sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu từ 60 đến trên 70 lượt đầu xe. Anh cùng đồng nghiệp chú tâm vào công việc, do đó chưa bao giờ xưởng để xảy ra tình trạng có xe phản tu (vừa ra xưởng lại quay vào). Trong cũng như ngoài giờ làm việc, anh em thường xuyên trao đổi góp ý với nhau xử lý các tình huống sao cho nhanh, an toàn, tiết kiệm và đạt chất lượng nhất.

Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ CHQS tỉnh thực hiện Chỉ thị 50/CT- QP của Bộ Quốc phòng về "Quản lý, khai thác vũ khí thiết bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông", anh Sơn đã có sáng kiến “Bơm dầu cầu, từ ngoài vào trong hộp số chính, phụ và cầu xe ô tô”. Sáng kiến của anh được thực hiện và đánh giá cao qua áp dụng vào thực tế sử dụng, giảm được thời gian nhân công, tiết kiệm mua sắm thiết bị vật tư, nguyên liệu không rơi vãi, bơm có thể tháo rời và dùng ngay hộp của bơm để làm khay đựng khi tháo lắp, trong mọi địa hình vẫn có thể thực hiện được.

Thiếu tá Nguyễn Đình Thanh - Phụ trách Xưởng sửa chữa, cho biết: "Anh Sơn là một quân nhân chuyên nghiệp, có tay nghề cao (bậc 5/7). Nhiều năm liền anh Sơn được tặng giấy khen, bằng khen của Bộ CHQS tỉnh. Nhiều cải tiến khắc phục xử lý tình huống, trong đó sáng kiến bơm dầu cầu của anh tham gia hội thi của Bộ CHQS tỉnh đạt giải nhất, tham gia hội thi của Công đoàn Quân khu II đạt giải ba. Đặc biệt, sáng kiến của anh Sơn đã đem lại nhiều hiệu quả và được áp dụng trong toàn Quân khu".

37 tuổi đời, 8 năm tuổi Đảng, 15 năm trong nghề, thành công của Nguyễn Văn Sơn góp phần không nhỏ vào thành tích chung của toàn đơn vị.

Văn Trung

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục