Cựu chiến binh về với đời thường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/9/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm 1968, chàng thanh niên Phạm Huy Lãng tạm biệt người thân lên đường tòng quân cứu nước. Năm 1985 ông trở về quê hương và tiếp tục công tác tại Công ty Chè Bảo Ái. Đến năm 1991 ông về nghỉ chế độ ở thôn 6 xã Thịnh Hưng (Yên Bình). Nhìn đàn con ăn không được no, mặc chưa đủ ấm, nhà cửa thì rách nát ông không khỏi băn khoăn làm thế nào để thoát nghèo. Sau nhiều trăn trở, ông bàn với vợ phát triển kinh tế trang trại với quyết tâm xóa bằng được đói nghèo bằng chính tiềm năng đất đai của gia đình.

Nhờ được tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật do các cơ quan chuyên môn hướng dẫn; thông qua các lớp tập huấn khuyến nông; qua các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất đã được tích lũy ông đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đó trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nên thu nhập của gia đình mỗi năm một tăng dần.

Với tổng diện tích đất tự nhiên 10 ha, ông đã quy hoạch từng loại đất để phân khu trồng các loại cây (keo, mỡ, bồ đề, luồng...). Dưới thấp trồng cây ăn quả như bưởi, vải, na, hồng không hạt... Tận dụng những nơi có mặt bằng cải tạo thành ruộng nước. Nhờ áp dụng thâm canh gieo cấy bằng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, hàng năm anh thu về hơn 7 - 8 tạ thóc đảm bảo đủ lương thực cho gia đình. Những chỗ đất cằn nhiều sỏi đá không thích hợp cho trồng trọt ông đã đào đất đắp bờ để tạo thành 700m2 mặt nước để thả cá thịt và cá giống gồm: cá trắm cỏ, chim trắng, trôi, rô phi đơn tính và tận dụng những diện tích quanh vườn, bờ ao trồng 5 sào cỏ voi làm thức ăn cho cá và nuôi 5 con trâu nái. Mỗi năm ông Lãng xuất bán gần 8 tạ cá thịt, trên 100 con gà, xuất chuồng gần 1 tấn lợn hơi, 100 kg gà thịt, cùng với cây ăn quả góp phần tăng thu nhập cho gia đình và tạo nguồn phân hữu cơ để phát triển trồng trọt.

Không chỉ phát triển kinh tế trang trại, gia đình ông còn đầu tư một xưởng sản xuất chế biến gỗ rừng trồng cho nông dân trong vùng với công suất 10 - 15m3/ngày và có từ 6 - 8 lao động tham gia sản xuất, với mức lương bình quân hàng tháng là 800 nghìn đồng/người/tháng. Ngoài ra, ông Lãng còn thu về những sản phẩm tận thu như cám cưa, củi với giá cám cưa 3.000/1bao, củi 75.000/khối bán cho bà con trong và ngoài thôn. Tính ra mỗi tháng chỉ riêng thu nhập từ xưởng của gia đình đã thu được từ 65 - 70 triệu đồng/tháng, nếu trừ chi phí thì mỗi tháng thu về từ 15 - 20 triệu đồng. Như vậy tổng thu nhập một năm gia đình ông tới ngót tỷ đồng.

Chúng tôi thực sự khâm phục một con người đã cống hiến tất cả tuổi thanh xuân của mình trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nay đã ở tuổi 60 mà vẫn say sưa lao động biến gia cảnh nghèo khó của mình thành một gia đình có cuộc sống giàu có. Do có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp ông đã được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen trong phong trào sản xuất nông nghiệp và được Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tặng bằng khen Vì sự nghiệp giai cấp nông dân; được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba.

Nguyễn Thanh Huyền

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục