Người vỡ đất dưới chân núi Kìm

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhìn dáng người chắc nịch, khỏe mạnh, cách ăn mặc rất mộc mạc, đúng dáng một nông dân chính hiệu. Tiếp xúc lần đầu, ít ai dám nghĩ đây là một nông dân đang sở hữu gia tài đáng giá hàng tỷ đồng. Đó là anh nông dân Bùi Văn Diên, thôn Đồng Yếng, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên (Yên Bái).

Diện tích chè cải tạo được ông Diên trồng thay thế bằng giống Bát Tiên.
Diện tích chè cải tạo được ông Diên trồng thay thế bằng giống Bát Tiên.

Sinh ra trên mảnh đất Gò Cọ, Đồng Yếng lịch sử - nơi Đội du kích Âu Cơ chọn làm "đại bản doanh" huấn luyện quân sự trước khi tiến về các địa phương tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng tháng 8/1945. Bố của Diên mất sớm và Diên lại là anh cả trong gia đình nên anh đã sớm vất vả và khổ cực. Anh đã trải qua những tháng ngày giúp mẹ lên rừng lấy gỗ, lấy củi để bán lấy tiền, hay mót sắn  thay gạo để nuôi các em qua ngày.

Năm 1994, anh Diên lấy vợ và hoàn cảnh gia đình nhà vợ cũng khó khăn nên hai vợ chồng trẻ xây dựng cuộc sống mới với hai bàn tay trắng. Để mưu sinh, đôi vợ chồng trẻ lại phải lao vào khai thác lâm thổ sản để sống qua ngày, nhiều khi nhà hết gạo phải bán cả cái mâm, cái xe đạp để có tiền tiêu. Cuộc sống cứ vậy trôi đi trong khó khăn nghèo khó nhưng chính điều đó càng làm cháy lên ý chí làm giàu trong anh.

Sau bao ngày lao động khổ cực, chi tiêu tiết kiệm, tích cóp mãi hai vợ chồng anh cũng làm được ngôi nhà nhỏ. Đồng Yếng khi đó đất rộng, người thưa, người dân lại chưa có tư duy làm kinh tế nên đất đai còn hoang hóa nhiều, ai có sức thì làm. Với sức trẻ và ham muốn thay đổi cuộc sống, vợ chồng anh Diên quần quật suốt ngày trên rừng dưới ruộng. Một nắng hai sương, đất không phụ công người, cây lúa, cây chè, cây sắn... do được vun trồng, chăm sóc đều cho thu hoạch khá.

Sau nhiều năm tích lũy, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, rồi dồn điền đổi thửa, mua đất chuyển nhà, tạo điểm làm ăn tốt hơn mà từ ngôi nhà nhỏ ban đầu cơ ngơi của hai vợ chồng cứ ngày một phát triển. Để tạo cơ ngơi như hôm nay gồm một ngôi nhà xây rộng rãi với giá trị hàng trăm triệu đồng, gần 10 ha keo, bồ đề xanh tốt, 3 ao cá rộng gần 1 mẫu, trên 1 ha chè, trong đó có 1 ha mới được cải tạo bằng giống chè Bát Tiên... Anh Diên đã đầu tư hàng chục triệu đồng thuê máy ủi mở đường, làm cống đắp đập nuôi cá, mua thêm đất mở trang trại.

Từ những sản phẩm thu từ nuôi lợn, nuôi cá chè và đầu tư mở lò sấy chè khô... đến nay thu nhập bình quân của gia đình luôn ổn định đạt khoảng 80 triệu đồng/năm. Đấy là chưa tính với hàng vạn cây keo, bồ đề trên rừng sắp vào độ khai thác, chỉ nhân cây đứng với giá 10.000 đồng/một cây cũng cho anh một lượng tiền hàng tỷ đồng.

Từ hai bàn tay trắng, bằng sức lao động và sự tính toán làm ăn hợp lý, anh Diên đã biến mảnh đất hoang hóa dưới chân núi Kìm thành trang trại kinh tế, trở thành mô hình làm ăn kinh tế giỏi ở Đồng Yếng. Bài học về nghị lực, tinh thần lao động để thoát nghèo của chàng trai dưới chân núi Kìm thật đáng khâm phục và để người dân nơi đây học tập.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục