Người đi đầu nuôi nhím ở thành phố Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Hơn một năm nuôi nhím, tôi đã tích lũy được một số kiến thức và kinh nghiệm. Có thể nói nuôi nhím là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ xóa nghèo mà còn có thể làm giàu từ con nhím.

Hiện nay, gia đình anh Trung đã có tới 18 cặp nhím giống trong đó có 9 cặp đang ở độ tuổi sinh sản. Anh chị Trung cho biết, Năm 2003 anh chị trở ra Bắc, với mong muốn được phụng dưỡng cha mẹ già. Lương hưu không có, hai vợ chồng chỉ trông vào nguồn trợ cấp thương tật 4/4 của anh và trợ cấp chất độc da cam của chị mỗi tháng khoảng gần 1 triệu đồng. Vậy nên đã phải xoay các nghề như: hùn vốn với anh em để kinh doanh vận tải, mở cửa hàng bán đồng hồ, máy tính... nhưng thu nhập chỉ đủ cho chi phí tối thiểu hàng ngày. Qua kênh VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam được biết có một nghề mới có thể xóa đói nghèo đang phát triển ở tỉnh bạn Sơn La - đó là nghề nuôi nhím đã thuần hóa, hồi đầu năm 2006 anh Trung đã sang Sơn La để tìm hiểu.

Sau khi tìm hiểu khá cặn kẽ nghề nuôi nhím, anh Trung bàn với vợ huy động được gần 60 triệu đồng để mua giống và xây chuồng. Sau 1 năm, trong 4 cặp nhím ban đầu đã có 2 cặp sinh sản. Thấy có hiệu quả, vợ chồng anh lập dự án đề nghị Phòng Kinh tế thành phố hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội được 50 triệu đồng, anh mua tiếp 11 cặp giống. Đến nay vợ chồng anh đã đầu tư 150 triệu đồng (cả tiền mua giống, xây chuồng trại và thức ăn) nhưng giá trị đàn nhím giống của anh đã lên đến trên 200 triệu đồng (theo giá hiện nay một cặp nhím giống 3-4 tháng tuổi có giá 7-8 triệu đồng, một cặp nhím giống trưởng thành từ một năm tuổi trở lên có giá 17-18 triệu đồng).

 Khi được hỏi nuôi nhím có khó không? Chị Học vui vẻ trả lời: “Hoàn toàn không khó. Nhím là loài thú hoang dã thuộc bộ gặm nhấm. Thức ăn của chúng gồm tất cả các loại rau, củ, quả có trong tự nhiên và con người cấy trồng được. Nhím cũng ăn cả các loại chất bột nhưng không nhiều.

Một con nhím trưởng thành chỉ cần 600 đồng tiền ngô hoặc sắn mỗi ngày. Rau, củ quả chỉ cần rửa sạch, bỏ cho nhím ăn. Sức đề kháng của nhím khá tốt, chúng chỉ bị ỉa chảy khi hoa quả không được rửa sạch nếu có độc. Khi đó chỉ cần cho chúng ăn ít quả ổi xanh hoặc hồng xiêm là khỏi ngay.

Nuôi nhím còn nhàn hơn nuôi lợn, mỗi ngày chỉ cần khoảng 3 giờ đồng hồ cho ăn, quét dọn chuồng trại. Một người có thể nuôi đàn nhím cả trăm con nhưng không tốn kém nhiều thời gian và sức lực. Các bậc trung niên và cao niên nuôi nhím rất phù hợp với sức khỏe và nó còn mang lại cho họ niềm vui nữa.

“Thế còn thị trường tiêu thụ” - Chúng tôi hỏi.

Anh Trung hóm hỉnh trả lời: Khi các món “gà đồi, dê núi” đã trở nên bình thường thì thịt nhím vẫn là loại đặc sản quý hiếm. Thịt nhím nạc, ngọt như thịt lợn rừng. Ngoài giá trị như một thứ thực phẩm, nhím còn là vị thuốc. Đông y vẫn dùng mật, dạ dày, da, lông, xương nhím trong một số loại thuốc để chữa bệnh. Tôi đã có dịp khảo sát giá cả ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Thịt nhím khá đắt, giá 1kg từ 400 đến 450 ngàn đồng. Đắt vì nhím thương phẩm sản xuất ra còn ít. Một số nhà hàng ở Trung Quốc sang ta ký hợp đồng mua nhím nhưng khả năng cung cấp chưa đáp ứng được với yêu cầu của họ. Còn ở ta, chỉ cung cấp được khối lượng nhím thương phẩm khá khiêm tốn cho các nhà hàng ở những thành phố lớn phục vụ khách du lịch là chủ yếu.

Ngừng một lát, anh Trung bộc bạch: Hơn một năm nuôi nhím, tôi đã tích lũy được một số kiến thức và kinh nghiệm. Có thể nói nuôi nhím là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ xóa nghèo mà còn có thể làm giàu từ con nhím. Thật tiếc là ở Yên Bái số người nuôi nhím còn ít, cả tỉnh chỉ có khoảng 40 gia đình nuôi rải rác ở các huyện, thị, thành phố.

Riêng thành phố Yên Bái có khoảng 15 hộ nuôi nhím nhưng quy mô còn nhỏ. Số gia đình có từ 15-25 cặp nhím giống có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhiều hộ muốn nuôi vì đó là con vật dễ nuôi, lứa tuổi nào cũng có thể làm được, không tốn nhiều diện tích chuồng trại. Hiềm một nỗi là vốn đầu tư cho nhím giống còn gặp khó khăn... Mong muốn của tôi là tỉnh sẽ tạo được phong trào nuôi nhím thương phẩm rộng khắp.

Trước mắt, tôi sẽ cùng các gia đình đang nuôi cố gắng đầu tư phát triển đàn nhím giống để cung cấp cho các hộ có nhu cầu.

Tùng Lâm

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục