Từ đồng vốn tín chấp của hội phụ nữ

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trước đây, cuộc sống gia đình chị Lê Thị Bình ở tổ 29, phố Hồng Thanh, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi chồng chị là thương binh nên thường xuyên ốm đau, con cái còn nhỏ.

Một mình chị phải bươn trải đi làm thuê, làm mướn tại các nhà hàng ăn uống, rồi đi bán hàng rong, lo kiếm cái ăn cái mặc, thuốc men cho chồng, cho con. Với sự cần cù chịu thương chịu khó, tần tảo thức khuya dậy sớm và chịu khó học hỏi rút kinh nghiệm trong cách chế biến thức ăn chín, qua những năm tháng làm thuê chị Bình đã tích lũy được một số kinh nghiệm và mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, thông qua tín chấp của tổ chức Hội Phụ nữ phường Hồng Hà.

Từ số vốn vay ban đầu 1 triệu, sau là 3 triệu rồi 5 triệu đồng, chị đầu tư mở cửa hàng ăn uống, nấu cháo, thổi xôi, bán bún phở tại nhà. Cửa hàng ăn sáng của gia đình chị chỉ bán từ 6 giờ đến 7 giờ rưỡi là đã hết hàng. Tuy cửa hàng còn nhỏ, địa điểm kinh doanh hẹp, nhưng mỗi sáng chị cũng bán được vài chục cân bún, bánh phở. Nhờ có cửa hàng nhỏ này, cuộc sống gia đình chị đã ổn định. Cửa hàng ngày càng thu hút đông khách và còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập ổn định 450 nghìn đồng/người/tháng.

 Ngoài bán hàng ăn sáng, chị còn nhận làm dịch vụ nấm ăn theo yêu cầu của khách hàng. Những ngày nhiều việc, chị đã mời hàng chục hội viên cùng tham gia, với mức thu nhập 50 nghìn đồng/người/ngày.

Như con ong cần mẫn chăm chỉ, nghề kinh doanh ăn uống đã giúp anh chị có mức thu nhập trên 30 triệu đồng/năm. Năm 2006, gia đình chị đã đạt giải khuyến khích hội thi "Nấu ăn gia đình điểm 10” do Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức. Quán hàng ăn nhỏ của chị Bình không chỉ phục vụ khách ăn sáng mà còn là điểm tụ hội của hội viên trong những buổi sinh hoạt của chi bộ nhân ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm và điểm sinh hoạt hè cho các cháu thiếu niên nhi đồng trong xóm phố.

Chị Bình cho biết, nếu sức khỏe tốt thì gia đình chị sẽ tiếp tục xây dựng phát triển cửa hàng ngày một rộng rãi hơn. Phấn đấu nâng mức thu nhập lên 50 triệu đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho con em hội viên trong chi hội, vươn lên làm giàu bằng sức lao động của mình.

Nhờ biết quản lý và sử dụng đồng vốn đúng mục đích, mỗi tháng chị Bình đã tiết kiệm 1 triệu đồng để trang trải nợ nần và hoàn trả gốc, lãi cho ngân hàng, còn lại đầu tư cho cửa hàng. Tuy làm hàng ăn bận như thế, nhưng chị Lê Thị Bình vẫn tích cực tham gia các phong trào thi đua của chi hội phụ nữ phường, là người mẹ dịu hiền, người vợ đảm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc.

Hai đứa con của anh chị được ăn học đến nơi đến chốn. Cháu trai đầu của anh chị là Triệu Xuân Trường hiện đã là đảng viên, hiện gia trong quân đội và cháu gái thứ 2 đã học xong trung cấp hiện là Bí thư chi đoàn cơ sở, đang là đối tượng phát triển Đảng của chi bộ phố Hồng Thanh.

Gia đình chị luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và liên tục nhiều năm giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa, là hội viên phụ nữ tiêu biểu của phường Hồng Hà thành phố Yên Bái.

Thu Hòa

Các tin khác

YBĐT - Hơn một năm nuôi nhím, tôi đã tích lũy được một số kiến thức và kinh nghiệm. Có thể nói nuôi nhím là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ xóa nghèo mà còn có thể làm giàu từ con nhím.

YBĐT - Ông Lương Văn Đông là một nông dân ở thôn Đồng Lần, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên. Năm 1987, ông rời quân ngũ trở về địa phương. Với bản chất người lính Cụ Hồ, cần cù, chịu khó, quyết không cam chịu cảnh đói nghèo, ông tập trung phát triển kinh tế, từ một gia đình có cuộc sống khó khăn lo từng bữa ăn, đến nay, gia đình ông đã có thu nhập khá và đang tiến tới để làm giàu.

YBĐT - Đồng chí Ngô Quyết Chiến, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam xã Yên Phú, huyện Văn Yên vừa vinh dự đón nhận Giải thưởng 15/10 - giải thưởng cao quý do Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao tặng.

YBĐT - “Kinh nghiệm gì đâu, chỉ có lấy ngắn nuôi dài để có vốn quay vòng nhanh, đảm bảo lúc nào cũng có nguồn vốn lưu động. Khi đầu tư phải tính toán, tiết kiệm chi tiêu hợp lý mới có điều kiện phát triển kinh tế...” - đó là tâm sự của chị Đinh Thị Bin, người dân tộc Mường ở Bản Loong, xã Sơn Thịnh. huyện Văn Chấn, một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục