Vẹn nguyên “chất lính”

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Gây dựng thành công Công ty TNHH Chế biến gỗ rừng trồng Tuấn Hưng là tâm huyết một đời của thương binh Nguyễn Tiến Bộ sau bao năm vào sinh ra tử nơi chiến trường trận mạc trở về.

Ông Bộ kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng.
Ông Bộ kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng.

Tâm huyết ấy của ông xuất phát từ một niềm khát khao cháy bỏng đó là được cống hiến, được đóng góp sức mình cho Tổ quốc, quê hương. Cũng chính bởi niềm khát khao và lý tưởng sống cao đẹp ấy đã thôi thúc ông 2 lần tòng quân chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giúp ông vượt lên thương tật chiến thắng đói nghèo, lập nên những kỳ tích cho riêng mình.

Tiếp chuyện chúng tôi trong ngôi nhà tạm tại xưởng chế biến gỗ nằm trên địa bàn thị trấn Yên Bình (huyện Yên Bình), ông Bộ tâm sự: “Yên Bình là huyện có tiềm năng rất lớn về gỗ rừng trồng. Thế nhưng, khai thác và tận thu lợi thế này phần nhiều lại là các doanh nghiệp ở tỉnh ngoài như Phú Thọ, chứ các doanh nghiệp là người địa phương thì chưa có nhiều. Nhìn người ngoài tỉnh ùn ùn chở gỗ đi tiếc lắm. Gỗ rừng trồng mình có, lao động ngay tại địa phương mà phải đi làm thuê thì lãng phí quá”.

Ngày làm công nhân Nhà máy Xi măng Yên Bình, ông đã ấp ủ dự định  nên ngay sau khi nghỉ hưu, ông dành nhiều thời gian khảo sát tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gỗ. Đi lên từ hai bàn tay trắng, vốn liếng ban đầu phần nhiều vay mượn từ anh em bè bạn, đến nay Công ty Tuấn Hưng do ông Bộ làm Giám đốc đã thành lập được 2 xưởng chế biến gỗ rừng trồng với số vốn lên tới trên 500 triệu đồng cùng gần chục máy cắt và xẻ gỗ, 1 ô tô chuyên chở và 21 công nhân làm việc. Mỗi tháng, Công ty xuất hàng chục tấn hàng cho các bạn hàng trong và ngoài tỉnh như: Nhà máy Xi măng Yên Bình, Công ty cổ phần Chương Dương (Hà Nội), Công ty Nam Á (Bắc Ninh)...

Lấy chất lượng và uy tín làm trọng nên thị trường đầu ra của Công ty rất thuận lợi. Năm 2007 và 2008, doanh thu của Công ty luôn đạt trên 1,3 tỷ đồng, đóng góp trên 100 triệu đồng cho ngân sách địa phương, đồng thời đảm bảo mức lương trung bình cho công nhân đạt từ 1,5 đến 1,6 triệu đồng/tháng. Riêng trưởng các tổ sản xuất hàng tháng được nhận thêm một khoản phụ cấp 500 nghìn đồng, đây là cách để ông Bộ duy trì kỷ cương nề nếp, động viên công nhân yên tâm gắn bó cống hiến cho Công ty.

 Giờ đây, khi con cái đã phương trưởng và đều có việc làm ổn định, kinh tế gia đình đã khá giả và ông đã trở thành ông chủ, song mỗi chuyến gỗ về, mỗi xe hàng xuất đi ông đều tham gia lao động cùng anh em công nhân. Trong ông dường như vẫn còn vẹn nguyên “chất lính”. Ông bảo: “Sức mình giờ tuy không còn được như cái thời trai trẻ sục sôi bầu nhiệt huyết tòng quân giết giặc, nhưng còn khoẻ tôi vẫn còn lao động, vẫn mong được làm giàu chính đáng cho gia đình và mong được đóng góp phần mình xây dựng quê hương”.

Mong được đóng góp sức mình cho quê hương, những nỗ lực mà người thương binh này đang làm luôn nhắc ông sống sao cho xứng với phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ, với lời dạy của Bác “Thương binh tàn mà không phế”. 

                                          M.A

Các tin khác
Chị Tráng Thị Nhà là một trong 50 cá nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số được nhận bằng khen của UBND tỉnh Yên Bái  vì thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.

YBĐT - Nhắc tới chị Tráng Thị Nhà, người dân thôn Khuôn Bổ xã Hồng Ca (Trấn Yên - Yên Bái) không khỏi tự hào về người con ưu tú đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở thôn. Sinh ra và lớn lên tại Khuôn Bổ là thôn của người Mông sinh sống, từ thuở nhỏ Tráng Thị Nhà đã sớm biết được cuộc sống lam lũ vất vả của đồng bào mình.

YBĐT - Vào tuổi anh ở nông thôn vùng cao Văn Yên (Yên Bái) nhiều người đã lên chức ông bà, nhưng với tuổi trẻ xã Viễn Sơn, anh vẫn là thủ lĩnh - người ngày đêm trăn trở, lo lắng tìm ra những hướng đi mới cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở xã vùng cao khó khăn này. Anh là Bàn Phúc Hín – Bí thư Đoàn xã Viễn Sơn.

YBĐT - Gia đình ông Bàn Phúc Hưng, thôn Nậm Mười, xã Nậm Mười (huyện Văn Chấn - Yên Bái) được đồng bào người Dao nói riêng và những người trong thôn trong xã biết đến và nể trọng bởi sự gương mẫu trong cuộc sống cũng như quá trình vươn lên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng vật nuôi vào sản xuất để xoá đói giảm nghèo.

Ông Lang Văn Tân, hội viên Hội Nông dân ở khu 7, thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn) mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng từ mô hình trồng cam. (Ảnh: Văn Tuấn)

YBĐT - Người dân thôn Thiên Tuế, xã Thượng Bằng La (huyện Văn Chấn - Yên Bái) rất khâm phục gia đình ông Vũ Ngọc In đang sở hữu một mô hình phát triển kinh tế hiệu quả bậc nhất ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục