Nữ thủ lĩnh bản Tà Chơ

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Bản Tà Chơ, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)hôm nay đã có nhiều đổi thay. Các tập quán, hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ; người dân đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; cái đói, cái nghèo đang từng năm khép lại. Người Mông Tà Chơ không du canh, du cư, phát rừng làm nương nữa mà đã biết trồng và tu bổ rừng…

Chị Giàng Thị Sông đang thêu hoa văn.
Chị Giàng Thị Sông đang thêu hoa văn.

Những đổi thay đó được bắt đầu từ khi Tà Chơ có nữ “thủ lĩnh” Giàng Thị Sông. Đặc biệt hơn, chị là người phụ nữ duy nhất ở Mù Cang Chải làm trưởng bản.
Trước đây, bản Tà Chơ nghèo lắm! Những ngôi nhà lụp xụp, xiêu vẹo, dột nát, dán mình vào vách núi và trong đó chẳng có thứ gì đáng giá. Ruộng nương thì có nhưng dân vẫn đói kinh niên. Trong bản không có cây gì, con gì có thể bán ra tiền, nguồn sống của hầu hết các gia đình người Mông ở bản Tà Chơ là ở trên những ngọn núi cao, họ đi từ ngọn núi này đến ngọn núi kia để kiếm cái ăn cho qua ngày. Mọi thứ đều thiếu, nhất là điện- đường-trường-trạm không có. Nhưng đấy là câu chuyện trước đây, còn vài năm trở lại đây, Tà Chơ đã thay đổi nhiều lắm, nhất là từ khi có nữ trưởng bản Giàng Thị Sông. 

Đầu năm 2005, Giàng Thị Sông được bà con trong bản tín nhiệm bầu giữ chức trưởng bản. Ngay từ khi mới nhận chức, chị Sông luôn trăn trở phải làm gì bà con mình đỡ nghèo, phá bỏ những tập quán lạc hậu. Mà muốn vận động được bà con, mình phải có kiến thức, thế là vừa nỗ lực làm việc chị còn theo học lớp văn hóa bổ túc hết lớp 5. Trong vai trò “thủ lĩnh” của bản, chị luôn là lá cờ đầu của mọi phong trào.

Con đường lên bản Tà Chơ chỉ dài hơn 2 km nhưng chỉ là đường người ngựa. Chị nghĩ, muốn kinh tế phát triển thì phải có đường đi lại thuận lợi, thế là chị cùng các già làng, trưởng họ, huy động hàng ngàn công mở đường giao thông lên bản. Tuyến đường đã được hoàn thành trong một thời gian ngắn. Từ khi có đường, việc đi lại của bà con trong bản thuận lợi hơn, nhất là hàng hoá xuống chợ huyện không phải đặt lên đôi vai mà được vận chuyển bằng xe máy. Không những thế, chị còn là cầu nối mang tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với bà con trong bản. Nhiều giống lúa lai, ngô lai cho năng suất cao được đưa vào gieo cấy góp phần đảm bảo lương thực người dân trong bản. Khi lương thực được đảm bảo thì chăn nuôi cũng phát triển. "Là phụ nữ mà làm trưởng bản thì nhanh già lắm vì vừa phải chăm lo việc gia đình lại làm công việc xã hội” - chị Sông cười.

Quả thật! Làm trưởng bản thì luôn phải là người gương mẫu trong mọi việc từ tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến việc vận động nhân dân phát triển kinh tế gia đình, bảo vệ, phát triển vốn rừng. Trong bản có việc từ ma chay, cưới xin hay đến giải quyết tranh chấp mâu thuẫn gia đình đều đến tay trưởng bản. Không chỉ là đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương, chị còn tuyên truyền vận động bà con bỏ dần các phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hoá mới. Từ khi chị Sông lên làm trưởng bản, đất Tà Chơ sạch bóng cây anh túc, chị vận động hàng chục người nghiện đi cai thành công. Người dân có ý thức bảo vệ rừng, sống gắn bó đoàn kết, giữ gìn trật tự an ninh thôn bản, số người sinh con thứ 3 cũng giảm hẳn.

Từ ngày Tà Chơ có nữ “thủ lĩnh” đời sống của bà con trong bản đã đỡ khó khăn hơn trước rất nhiều. Điện, nước sạch đã đến từng nhà, trẻ em đã được cắp sách đến trường… Từ chỗ nghèo đói nhất nhì huyện Mù Cang Chải, đến nay bản đã có 20 hộ gia đình khá giả, số hộ nghèo đói giảm đáng kể. Dẫu vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí và nghị lực của nữ “thủ lĩnh” cùng sự nỗ lực của bà con, Tà Chơ sẽ vượt qua con đường nhiều chông gai để thoát khỏi đói nghèo.

Văn Thông

Các tin khác
Ông Bộ kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng.

YBĐT - Gây dựng thành công Công ty TNHH Chế biến gỗ rừng trồng Tuấn Hưng là tâm huyết một đời của thương binh Nguyễn Tiến Bộ sau bao năm vào sinh ra tử nơi chiến trường trận mạc trở về.

Chị Tráng Thị Nhà là một trong 50 cá nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số được nhận bằng khen của UBND tỉnh Yên Bái  vì thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.

YBĐT - Nhắc tới chị Tráng Thị Nhà, người dân thôn Khuôn Bổ xã Hồng Ca (Trấn Yên - Yên Bái) không khỏi tự hào về người con ưu tú đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở thôn. Sinh ra và lớn lên tại Khuôn Bổ là thôn của người Mông sinh sống, từ thuở nhỏ Tráng Thị Nhà đã sớm biết được cuộc sống lam lũ vất vả của đồng bào mình.

YBĐT - Vào tuổi anh ở nông thôn vùng cao Văn Yên (Yên Bái) nhiều người đã lên chức ông bà, nhưng với tuổi trẻ xã Viễn Sơn, anh vẫn là thủ lĩnh - người ngày đêm trăn trở, lo lắng tìm ra những hướng đi mới cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở xã vùng cao khó khăn này. Anh là Bàn Phúc Hín – Bí thư Đoàn xã Viễn Sơn.

YBĐT - Gia đình ông Bàn Phúc Hưng, thôn Nậm Mười, xã Nậm Mười (huyện Văn Chấn - Yên Bái) được đồng bào người Dao nói riêng và những người trong thôn trong xã biết đến và nể trọng bởi sự gương mẫu trong cuộc sống cũng như quá trình vươn lên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng vật nuôi vào sản xuất để xoá đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục