Chị Tuyên làm kinh tế giỏi
- Cập nhật: Thứ năm, 15/1/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Ở Bản Pá Khết, phường Trung Tâm (thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái) ai cũng khen ngợi chị Lò Thị Tuyên là người phụ nữ trung hậu, đảm đang và làm kinh tế giỏi.
Một góc xưởng dệt của gia đình chị
Lò Thị Tuyên.
|
Chị là người dân tộc Thái nên đã kế thừa nghề dệt vải truyền thống của dân tộc mình từ bao đời nay. Năm 2006, chị Tuyên đã mạnh dạn đầu tư 17 triệu đồng mua 6 máy dệt vải loại khổ lớn chuyên dệt khăn len. Với công suất 6 máy dệt hoạt động thường xuyên, bình quân 1 tháng chị Tuyên bán ra thị trường từ 9.000 đến 10.000 chiếc khăn len. Sau khi trừ chi phí, tiền lãi thu về từ 4,5 đến 5 triệu đồng và giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 chị em trong bản với thu nhập từ 700 đến 800 nghìn đồng/người/tháng.
Ngoài nghề dệt, chị Tuyên còn đầu tư chăn nuôi lợn và mỗi năm xuất chuồng từ 2,5 đến 3 tấn lợn hơi. Từ mô hình trên, thu nhập của gia đình chị Tuyên mỗi năm đạt được từ 65 đến 70 triệu đồng. Không chỉ biết làm kinh tế giỏi, chị Tuyên còn là một chi hội trưởng phụ nữ xuất sắc, một đội viên tích cực của đội văn nghệ bản Pá Khết.
Bùi Xuân Đông
Các tin khác
YBĐT - Hay tin thiếu tá Nguyễn Minh Tân vừa đạt giải nhì trong Hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật toàn quân, tôi vội tìm gặp anh, mong được tận mắt thấy thành quả của một người thầy, người lính đầy đam mê nhiệt huyết dưới mái trường quân đội.
YBĐT - Xuất ngũ năm 1984, ông Tống Xuân Kim trở về thôn Sơn Thượng xã Mai Sơn (huyện Lục Yên) làm ăn sinh sống và năm 1996 ông được bà con nhân dân trong thôn bầu làm trưởng thôn. Thôn Sơn Thượng của ông trước đây là thôn nghèo của xã Mai Sơn vì chủ yếu là dân tộc Tày, trình độ dân trí không đồng đều nên bà con không biết làm ăn phát triển kinh tế. Vì vậy, muốn vận động được bà con, ông xác định trước hết bản thân mình phải gương mẫu đi đầu trong các phong trào, nhất là phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
YBĐT - Bản Tà Chơ, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)hôm nay đã có nhiều đổi thay. Các tập quán, hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ; người dân đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; cái đói, cái nghèo đang từng năm khép lại. Người Mông Tà Chơ không du canh, du cư, phát rừng làm nương nữa mà đã biết trồng và tu bổ rừng…
YBĐT - Gây dựng thành công Công ty TNHH Chế biến gỗ rừng trồng Tuấn Hưng là tâm huyết một đời của thương binh Nguyễn Tiến Bộ sau bao năm vào sinh ra tử nơi chiến trường trận mạc trở về.