Người nông dân luôn nhạy bén đi trước

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/1/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là công nhân lái tầu, trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, lương thấp, đời sống người công nhân gặp nhiều khó khăn nên anh Nguyễn Huy Tân ở thôn 3 xã Văn Phú (thành phố Yên Bái) xin nghỉ, trở về quê với 6 tháng lương ít ỏi sau gần 20 năm công tác. Quê anh là một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, đất đai rộng lớn lại được phù sa bồi đắp mầu mỡ, rau trồng xuống chẳng cần chăm sóc nhiều mà cũng xanh tốt mơn mởn. Sau nhiều đêm trăn trở anh vét hết tiền mua được 2 mẫu đất soi bãi bắt đầu con đường làm giầu bằng trồng rau và chăn nuôi nhỏ.

Đàn lợn giống anh Tân mua từ huyện Xi Ma Cai (Lào Cai)
Đàn lợn giống anh Tân mua từ huyện Xi Ma Cai (Lào Cai)

Chăm sóc tốt 2 mẫu rau, ngày nào vợ chồng anh cũng gánh vài chuyến lên chợ thành phố Yên Bái bán, thu nhập từ rau cũng giúp anh nuôi đủ 3 đứa con ăn học đàng hoàng. Vài năm sau, khi người dân quanh làng học theo anh đua nhau trồng rau, thị trường rau dần bão hoà, giá rẻ, anh quyết định bỏ rau, nghề đã nuôi cả gia đình trong nhiều năm qua để trồng táo. Chỉ sau 2 năm, vườn táo của anh đã cho thu hoạch, sản lượng tăng dần theo năm. Có vụ cho thu 15-20 tấn quả và được tiêu thụ khắp các huyện thị trong tỉnh. Song song với việc trồng, cấy, anh tập trung phát triển nuôi lợn. Có đồng nào là anh đầu tư mua giống, mua lợn nái rồi học cách chăm sóc, thụ tinh nhân tạo. Qua gần 20 năm đúc rút kinh nghiệm, nếm trải nhiều thất bại, nay anh đã có một trang trại lợn với trên 200 con. Vài năm gần đây tháng nào anh cũng xuất vài tấn lợn ra thị trường.

Có thể nói, anh là người nông dân luôn có suy nghĩ đi trước một bước. Năm 2006, khi trên địa bàn tỉnh, các quán ăn, nhà hàng phát triển mạnh, nhu cầu về thịt lợn rừng, lợn “cắp nách” bắt đầu có, anh đã nghĩ ngay đến thị trường tiềm năng này trong vài năm tới. Anh lên tận huyện Xi Ma Cai (tỉnh Lào Cai) để tìm mua lợn nái chuẩn của người Mông, đầu tư 3 triệu để mua một con lợn rừng giống. Nhờ có kinh nghiệm trong lai tạo, đàn lợn của anh phát triển rất nhanh, đến nay đã có 17 con nái và gần 100 con lợn thịt.

Mới đây, anh Tân vừa nhận 30 triệu đồng hỗ trợ từ dự án phát triển trang trại của tỉnh, nhưng anh vẫn băn khoăn, số tiền 30 triệu đối với một trang trại lớn trên 200 con như gia đình anh thì chỉ đủ mua thức ăn trong vòng một tháng? Nếu như chính sách phát triển trang trại không phải là hỗ trợ 30 triệu mà là hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi thì sẽ hiệu quả hơn. Thực tế, việc hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên chỉ có những người nào đã và đang làm trang trại có kinh nghiệm mới làm được. Nếu các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ vì 30 triệu đồng hỗ trợ mà đầu tư làm lớn thì rủi ro rất cao. “Muốn phát triển chăn nuôi tốt, người nông dân cần không ngừng học hỏi, tìm hiểu sách báo, tiếp cận với tri thức mới, kỹ thuật mới, kết hợp với kinh nghiệm đúc kết của bản thân thì người nông dân mới có thể đưa trang trại của mình đứng vững và phát triển”-Anh Tân đúc kết kinh nghiệm của mình như vậy. Nói về hướng phát triển  của mình trong những năm tới, anh tâm sự: “Tôi sẽ chuyển dần sang nuôi các loại lợn Mán (lợn “cắp nách”), loại lợn này dễ nuôi hiệu quả kinh tế lại cao, quan trọng hơn thị trường tiêu thụ rất tốt, giá cả ổn định”.

Anh Dũng

Đàn lợn giống anh Tân mua từ huyện Xi Ma Cai (tỉnh Lào Cai).

Các tin khác
Một góc xưởng dệt của gia đình chị 
Lò Thị Tuyên.

YBĐT - Ở Bản Pá Khết, phường Trung Tâm (thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái) ai cũng khen ngợi chị Lò Thị Tuyên là người phụ nữ trung hậu, đảm đang và làm kinh tế giỏi.

YBĐT - Hay tin thiếu tá Nguyễn Minh Tân vừa đạt giải nhì trong Hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật toàn quân, tôi vội tìm gặp anh, mong được tận mắt thấy thành quả của một người thầy, người lính đầy đam mê nhiệt huyết dưới mái trường quân đội.

YBĐT - Xuất ngũ năm 1984, ông Tống Xuân Kim trở về thôn Sơn Thượng xã Mai Sơn (huyện Lục Yên) làm ăn sinh sống và năm 1996 ông được bà con nhân dân trong thôn bầu làm trưởng thôn. Thôn Sơn Thượng của ông trước đây là thôn nghèo của xã Mai Sơn vì chủ yếu là dân tộc Tày, trình độ dân trí không đồng đều nên bà con không biết làm ăn phát triển kinh tế. Vì vậy, muốn vận động được bà con, ông xác định trước hết bản thân mình phải gương mẫu đi đầu trong các phong trào, nhất là phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Chị Giàng Thị Sông đang thêu hoa văn.

YBĐT - Bản Tà Chơ, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)hôm nay đã có nhiều đổi thay. Các tập quán, hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ; người dân đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; cái đói, cái nghèo đang từng năm khép lại. Người Mông Tà Chơ không du canh, du cư, phát rừng làm nương nữa mà đã biết trồng và tu bổ rừng…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục