Gương sáng trên bản Pang Cáng
- Cập nhật: Thứ hai, 2/3/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Đến thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn - Yên Bái) bà con nơi đây ai cũng đều khâm phục tấm gương tự biết vươn lên của ông Vàng A Sùng.
Ông Vàng A Sùng chăm sóc đàn trâu của gia đình.
|
Ông Sùng cho biết: lúc còn nhỏ ông cũng được đi học nhưng khi học đến lớp 4, không may cha mẹ ông bị bệnh tật qua đời và không còn nơi nương tựa nên ông phải bỏ học. Cuộc sống đã khổ rồi lại càng khổ hơn vì sau khi trở về nhà, ông phải đi chăn trâu, chăn ngựa giúp nhà người khác để kiếm sống. Được nếm đủ ngọt bùi, đắng cay, từ đó trong tâm trí ông in đậm nỗi khổ của cuộc đời và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sống và ý chí quyết tâm vươn lên. Ông Sùng kiên quyết không tham gia những việc xấu làm hư hại đến mình như: hút thuốc phiện, cờ bạc và trộm cắp… Sau này lớn lên, ông lấy vợ và lúc ban đầu vợ chồng ông dựng một túp lều nhỏ để sinh sống, tích cực khai hoang vỡ đất làm ruộng bậc thang cấy lúa. Đồng thời, tận dụng những đồi cao, cày cuốc làm nương để tra ngô, trồng lúa nương, tích luỹ dần dần để mua giống gia súc, gia cầm về chăn nuôi.
Do cần cù lao động nên gia đình ông đã có trên 3.000 m2 đất ruộng với cách gieo trồng theo phương thức mới nên thu nhập bình quân mỗi vụ đạt 2,5 tấn thóc. Ngoài ra, gia đình ông còn khai thác diện tích đất trồng lúa nương đạt trên 2.000 m2, diện tích đất trồng ngô khoảng 3.000 m2. Từ đó thu nhập vụ sau cao hơn vụ trước, gia đình đã có đủ thóc ăn. Bên cạnh đó, vợ chồng ông còn nhận đất về trồng chè, đến nay diện tích chè của gia đình đã phát triển tới trên 10 ha, thu nhập bình quân đạt từ 10 - 15 triệu/năm. Sinh sống ở nơi vùng cao, nơi tự cung, tự cấp nhưng ông Sùng đã tích cực phát triển đàn gia súc và gia cầm trở thành hàng hóa. Hàng năm gia đình ông Sùng luôn có tới 7 - 8 con trâu, 3 - 4 con bò, 1- 2 con ngựa, hàng chục con lợn và trên dưới 60 con gà, vịt, đảm bảo có đủ sức kéo cày, thồ hàng, cung cấp thực phẩm cho những bữa ăn hàng ngày của gia đình và bán để tích lũy vốn.
Là người biết tự vươn lên bằng chính mình, luôn học tập theo cách làm tốt của người khác, ông Sùng đã làm được nhà rất khang trang đảm bảo sinh hoạt hợp vệ sinh. Chuồng trại gia súc cũng được ông sắp xếp vị trị cách ly với nơi ở của người nên mọi thành viên trong gia đình luôn đảm bảo sức khỏe.
Ông Sùng có một suy nghĩ là, do mồ côi sớm, bị thất học, bản thân ông đã gặp không ít khó trong lao động sản xuất nên ông quyết tâm cho các con của mình đi học chu đáo. Hiện nay đứa con trai lớn đã tham gia công tác trong ngành công an. Những đứa con khác đang tiếp tục học tại các trường phổ thông và chuyên nghiệp của huyện và tỉnh. Hiện gia đình ông Sùng đã trở thành hộ khá giả nhất nhì trong làng, được nhiều người học tập và làm theo. Ông còn biết giúp đỡ nhiều người nghèo khác cùng cảnh với mình và ở độ tuổi 60 đã là lớp người cao tuổi trong bản, ông luôn sống mẫu mực nên được bà con luôn mến phục.
Sùng Đức Hồng
Các tin khác
YBĐT - Ở vào tuổi 64, mái tóc tuy đã đốm bạc nhưng dáng người ông vẫn chắc nịch, vẫn nhanh nhẹn lo toan công việc của một Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Hợp Minh (thành phố Yên Bái). Từ việc gia đình đến thôn xóm, ít khi mọi người thấy thiếu vắng sự tham gia, chỉ đạo của ông... 28 năm rèn luyện, học tập trong quân ngũ đã giúp CCB Cao Viết Truyền tôi luyện trưởng thành trên mọi trận tuyến.
YBĐT - Yên Sơn là hợp tác xã (HTX) của gia đình ông Nguyễn Văn Thuận ở thôn 2 xã Yên Phú (Văn Yên - Yên Bái), chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2008. HTX được thành lập với mục tiêu là thu mua gỗ trồng và chế biến ván bóc ở Yên Phú và các xã lân cận - nơi có diện tích rừng trồng lớn. Thay vì phải bán gỗ cho các lái buôn dưới xuôi với giá bấp bênh không ổn định, nay người dân có đầu ra với giá hợp lý và ổn định. Không những thế, HTX còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.
YBĐT-Vấn đề thiếu việc làm trong các vùng quê đã và đang trở thành một nỗi lo của toàn xã hội! Làm gì để giải quyết việc làm cho người nông dân, nhất là những thời điểm nông nhàn và trong điều kiện đất đai dần thu hẹp đang là nỗi trăn trở của các ủy, chính quyền địa phương. Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng Hợp tác xã mây, tre đan Toản Thắng, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, đang là một điển hình về giải quyết được nhiều việc làm cho người dân địa phương.
YBĐT - Tà Chí Lừ là bản người Mông vùng sâu còn nhiều khó khăn của xã La Pán Tẩn (Mù cang Chải) có gần 80 hộ dân cùng sinh sống. Cuộc sống vốn đã vất vả vì người dân trước đây chỉ quen canh tác một vụ, lại trồng nhiều cây thuốc phiện nên càng vất vả hơn. Nhờ được sự tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chính sách “ba bỏ” của già làng Hờ Khua Giàng mà cuộc sống của đồng bào Mông trong bản hôm nay đã đổi thay rõ rệt.