Gương sáng vùng cao

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Lý Minh Hiền, dân tộc Dao, Phó bí thư chi đoàn thôn Nậm Kịp, Phó chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên xã được xem là người mạnh dạn trong phong trào phát triển kinh tế của tuổi trẻ xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn( Yên Bái). Với 9 năm làm Phó bí thư chi đoàn Hiền đã tích luỹ được biết bao kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo trong phong trào đoàn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Anh Hiền đang giới thiệu cách ươm cây giống với các ĐVTN trong xã.
Anh Hiền đang giới thiệu cách ươm cây giống với các ĐVTN trong xã.

Cũng như những thanh niên dân tộc Dao trong thôn Nậm Kịp, sinh ra trong gia đình đông anh em nên khi tốt nghiệp THPT, Hiền đành gác ước mơ trở thành một kỹ sư nông nghiệp để ở nhà phụ giúp cha mẹ nuôi các em bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn. 18 tuổi lập gia đình và ra ở riêng, vốn khởi nghiệp là 500 m2 chè già cỗi và ngôi nhà tạm để hai vợ chồng trẻ gây dựng cuộc sống gia đình.

Khác với những ĐVTN trong thôn, trong xã, trong tất cả các phong trào Hiền luôn là người mạnh dạn đi đầu và đề xuất nhiều ý kiến với cấp uỷ, chính quyền xã về những băn khoăn trăn trở của ĐVTN. Nói được và làm được nên Hiền được ĐVTN bầu làm Phó bí thư chi đoàn. “Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, trước phải làm cho cuộc sống gia đình bớt khó khăn, sau là cho phong trào đoàn trở lên vững mạnh. Mình có làm được thì mới nói được và vực dậy được phong trào” – Hiền tâm sự như vậy.

Trong phát triển kinh tế gia đình Hiền cải tạo lại diện tích chè đã già cỗi bằng c những giống chè mới, đối với những diện tích vẫn còn khả năng thu hái thì tiép tục đầu tư chăm bón tạo năng suất cao. Với đặc thù là xã vùng cao, nắng nhiều hơn mưa vì vậy mỗi năm chè chỉ thu hái được trong khoảng 5 tháng còn lại thời gian khô hạn thì chè kém năng suất hơn. Tranh thủ những lúc nông nhàn, Hiền lại đi tìm hạt keo, mỡ để tự ươm giống tại nhà để trồng vào những diện tích lúa nương đã kém năng suất. Mầy mò tìm học qua sách báo và nghe đài, Hiền đã hiểu thêm được nhiều điều trong cuộc sống và cùng tạo thêm niềm tin, ý chí làm giàu cho mình và xã hội.

Gom nhặt những đồng vốn tích góp qua mấy năm, cộng với số tiền vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội, năm 2000 anh đã mạnh dạn mua một đôi bò sinh sản về chăn nuôi. Do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi, đôi bò giống chẳng những không sinh thêm được con nào mà thậm chí có những lúc sắp ngã quỵ vì rét và thiếu thức ăn.

Không thể để những công lao của mình bị thất bại, Hiền đã tìm đến những mô hình nuôi bò hiệu quả của các địa phương khác để học tập kinh nghiệm, để rồi sau chuyến đi thực tế ấy anh đã hiểu ra một điều mà ở các địa phương khác họ thành công. Đúc rút được kinh nghiệm ấy nên đàn bò của gia đình anh phát triển khá tốt, sau 9 năm nuôi bò, anh đã bán được 5 con bò thịt, thu lãi gần 50 triệu đồng. Số tiền tích góp qua các năm, anh lại mua thêm hai con trâu để phục vụ việc cày kéo cho gia đình và cho những hộ dân trong thôn khi có nhu cầu.

Tâm sự với chúng tôi, Hiền cho biết trong năm tới sẽ đầu tư nuôi thêm khoảng 10 con dê, đồng thời phát triển kinh tế đồi rừng nâng cao thu nhập cho gia đình và tạo việc làm cho một số thanh niên trong xã, sau đó sẽ giúp các ĐVTN trong thôn, trong xã học tập và làm theo anh.

Với những thành tích trong phong trào phát triển kinh tế gia đình và phong trào đoàn, tại đại hội Hội liên hiệp thanh niên xã lần thứ 2 nhiệm kỳ 2009 – 2010, Hiền đã vinh dự được bầu giữ chức Phó chủ tịch hội liên hiệp thanh niên xã và là đại biểu đi dự đại hội Hội liên hiệp thanh niên huyện Văn Chấn và đại hội hội liên hiệp thanh niên toàn tỉnh. 30 tuổi với một cơ ngơi khá đầy đủ tiện nghi và một mô hình tổng hợp với  10 con bò thịt, 500 met che kinh hoanh, hơn 10 ha đồi rừng kinh tế trên 8 năm tuổi, thu nhập trên 70 triệu đồng mỗi năm là minh chứng cho nghị lực và ý chí của chàng thanh niên vùng cao mạnh dạn dám nghĩ dám làm, điều mà tưởng như không thể thực hiện nổi trong phong trào thanh niên lập nghiệp của nhiều xã vùng cao, vùng sâu khác.

Thanh Tân

Các tin khác

YBĐT - Đến Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hỏi nhà Hờ A Hừ ở bản Háng Tầu Dê, bà con dân bản trong xã ai cũng biết, vì anh là người cán bộ, đảng viên luôn gần gũi mang những thông tin về chính sách của Đảng và Nhà nước đến với bà con dân bản.

Nghệ nhân dân gian Việt Nam Đặng Thị Thanh đang thổi sáo mũi.

YBĐT - Từ thành phố Yên Bái, vượt chặng đường đầy khúc khuỷu, chúng tôi đến được với đỉnh Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Mùa này, núi rừng vùng cao Yên Bái đang trải thảm xanh mướt, hòa lẫn vào trong đó là sắc màu của những bông hoa rừng dịu dàng và trên đỉnh Châu Quế Thượng, tiếng sáo “cúc kẹ” thánh thót của nghệ nhân Đặng Thị Thanh đang vang lên hòa với không gian kỳ bí và quyến rũ của thiên nhiên tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp nơi vùng cao Yên Bái.

YBĐT - Là một trong những gia đình thuộc diện nghèo khó, song với ý chí, nghị lực và biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên gia đình ông Hoàng Văn Mẳn, dân tộc Thái đã trở thành hộ khá giả của thôn Búng Sổm, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái).

YBĐT - Từ ngôi nhà sàn bốn gian khang trang ngay đầu bản của bác Hà Văn Tâm, dân tộc Thái ở tổ 9 phường Tân An (thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái) bao quát gần hết cánh đồng của phường Tân An và phường Cầu Thia. Năm 2000, nhà bác Tâm xây dựng mô hình chăn nuôi lợn với diện tích chuồng trên 50m2. Trong chuồng lúc nào cũng có trên 20 đầu lợn, hai lợn nái cỡ 150kg/con, mỗi lứa lợn mẹ sinh trên dưới 10 con, bác để nuôi tất. Mỗi năm bác Tâm xuất chuồng trên dưới 2 tấn lợn thịt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục