Thào A Tông Chàng trai Mông giàu nghị lực

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhanh nhẹn, hóm hỉnh, thông minh thông thạo tiếng phổ thông là ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp Thào A Tông, cán bộ văn phòng xã Tà Xi Láng (Trạm Tấu - Yên Bái). Tuổi thơ của Tông lớn lên gắn bó với miền đất khó khăn này.

 Năm 1986 khi Tông vừa lọt lòng mẹ thì bố qua đời để lại cho người mẹ của Tông là Vàng Thị Tồng ba đứa con trai nhỏ dại, cuộc sống vốn đã bữa đói bữa no nay còn khó khăn hơn, song nghị lực của người phụ nữ Mông đã vượt lên trên tất cả nuôi con lớn khôn.

Thào A Tông kể cho tôi nghe những tháng ngày ba mẹ con phải bươn trải ở miền đất khó khăn này: “Nhiều lần nhìn mẹ nhịn ăn nhường cho ba anh em củ khoai, củ sắn mà thương mẹ vô cùng, mình chỉ nghĩ phải cố gắng học thật giỏi để sau này đỡ đần cho mẹ”. Ba anh em Tông lớn lên nhờ tình thương đùm bọc của bà con dân bản và tình thương của mẹ. Không có bố, hai anh trai của Tông phải cáng đáng việc gia đình không có thời gian cho việc học.

Những năm học tiểu học, Thào A Tông học ở trường của xã, các thầy cô giáo miền xuôi lên đây đã thắp sáng ước mơ cho Tông theo từng con chữ. Học xong tiểu học, Tông chuyển xuống học ở Phình Hồ cách quê hương Tà Xi Láng của Tông đến 3 giờ đi bộ đường rừng. Thào A Tông không thể quên những ngày tháng ấy: “Cuối tuần được nghỉ em về nhà lấy gạo, có những hôm chum gạo của mẹ sắp hết, thương cả nhà nên không dám lấy gạo đi.

Những hôm trời mưa em vừa đi học vừa khóc, khóc vì nhớ và thương mẹ nhưng em nghĩ chỉ có học giỏi mới thoát khỏi đói nghèo và đền đáp được công ơn của mẹ”. Nghĩ là làm, suốt 4 năm học THCS ở Phình Hồ chẳng mấy khi Thào A Tông nghỉ học.

Có sự động viên của thầy cô và bạn bè, tất cả thắp sáng ước mơ cho Tông. Học hết THCS ở Phình Hồ, Tông tiếp tục đi học trung cấp địa chính kèm theo học văn hóa THPT ở tỉnh Yên Bái. Chăm chỉ học tập và thực hiện đúng nội quy của nhà trường, không sa vào các tệ nạn xã hội, ham học hỏi và lối sống gần gũi của Thào A Tông đã phá đi khoảng cách ban đầu, được thầy cô yêu, bạn mến. Sau 2 năm học tập ở tỉnh, Tông trở về quê mang theo tấm bằng trung cấp địa chính, Đảng ủy, Chính quyền cơ sở đã nhận em về công tác ở xã. Có cơ hội để thực hiện ước mơ Tông luôn cố gắng hoàn thành công việc ở mức cao nhất.

Đồng chí Hờ A Tu - Chủ tịch UBND xã Tà Xi Láng đánh giá: “Thào A Tông là một cán bộ có tinh thần trách nhiệm trong công việc và có triển vọng trong tương lai...”. Nhận thấy Tông là một cán bộ có triển vọng, năm 2008, Đảng bộ, chính quyền xã tạo điều kiện cho Tông đi học đại học nông lâm tại tỉnh Yên Bái. Tông cho biết: “Học không bao giờ thừa, suốt thời gian đi học em đã trau dồi được nhiều kiến thức có ích cho cuộc sống và công tác”.

Miền quê núi Tà Xi Láng nơi Thào A Tông sống vẫn còn là một xã đặc biệt khó khăn, Nghị quyết 03, 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Trạm Tấu giai đoạn 2006 - 2010 và quy hoạch đất đai ở vùng cao đã lên với quê hương Tà Xi Láng của Tông.

Đây là cơ hội để em vận dụng những kiến thức đã học tuyên truyền vận động nhân dân nơi em sống thực hiện tốt nghị quyết của Đảng. Đây cũng là cơ hội để một cán bộ xã như em thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Tà Xi Láng rồi sẽ đổi thay khi miền quê núi có thêm nhiều người yêu quê hương làng bản như Thào A Tông.

Phương Thùy

Các tin khác
Mô hình trang trại lợn của ông Trịnh Văn Thanh tại 
thị trấn Cổ Phúc (huyện Trấn Yên) có thu nhập
80 triệu đồng/năm.

YBĐT - Từ một gia đình nông dân nghèo ở thị trấn Yên Thế (huyện Lục Yên - Yên Bái), ông Hoàng Văn Minh - trưởng thôn Đồng Phú đã lấy chăn nuôi làm ngành sản xuất chính để làm giàu ngay trên chính mảnh vườn hẹp nhà mình. Từ đàn lợn ban đầu chỉ có 30 con, đến nay ông Minh có trong tay một khu chuồng trại rộng 400m2 cùng đàn lợn trên trăm con mỗi lứa. Mô hình chăn nuôi của gia đình ông được đánh giá là một trong những người làm kinh tế có hiệu quả nhất trong toàn huyện.

YBĐT - Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, sớm phải nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình, cô gái người Dao – Triệu Thị Lai ngày nào chỉ quen với việc đồng áng nay đã trở thành một đảng viên gương mẫu, đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bảo Ái – huyện Yên Bình (Yên Bái).

YBĐT - Ông Nguyễn Văn Thịnh – Tổ trưởng Tổ dân phố số 3, kiêm Ủy viên Ủy ban MTTQ phường Đồng Tâm (TP Yên Bái) đã ở tuổi 79 nhưng vẫn còn rất tráng kiện. Miệng nói tay làm, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, đó là nét nổi bật đáng quý của ông.

Bà con người Mông xã Hồng Ca (Trấn Yên) nhận giống tre măng Bát Độ về trồng.

YBĐT - Cả thôn Khe Cát, xã Hồng Ca (huyện Trấn Yên - Yên Bái), ai cũng khâm phục cách làm giàu của vợ chồng ông Vừ Sáy Rua và bà Chang Thị Nhà từ hộ nghèo vươn lên thành hộ khá giả nhất trong thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục