Vừ Sáy Rua làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/4/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cả thôn Khe Cát, xã Hồng Ca (huyện Trấn Yên - Yên Bái), ai cũng khâm phục cách làm giàu của vợ chồng ông Vừ Sáy Rua và bà Chang Thị Nhà từ hộ nghèo vươn lên thành hộ khá giả nhất trong thôn.

Bà con người Mông xã Hồng Ca (Trấn Yên) nhận giống tre măng Bát Độ về trồng.
Bà con người Mông xã Hồng Ca (Trấn Yên) nhận giống tre măng Bát Độ về trồng.

Trước đây còn cư trú trên thượng nguồn suối Khe Cát, việc trồng trọt chủ yếu là cây ngô, sắn và một số loại hoa màu khác nhưng do đất dốc, thời tiết lạnh nên mỗi năm chỉ gieo cấy được một vụ, cuộc sống vô cùng khó khăn, gia đình ông thường thiếu ăn từ 2 - 3 tháng trong năm. Đến năm 1988 - 1989, gia đình ông Rua hạ sơn định cư dưới chân núi bằng phẳng và đất đai màu mỡ.

Tại đây, gia đình ông Rua dốc sức khai hoang ruộng nước, vỡ đất trồng ngô, trồng sắn, đồng thời mua thêm các loại cây giống như: quế, bồ đề, keo, tre măng Bát Độ về trồng trên diện tích những gò đồi lau sậy. Sau 20 năm phát triển kinh tế, đến nay gia đình bà đã có trên 2 mẫu đất ruộng sản xuất 2 vụ/năm; trồng 5 đến 6 ha sắn và có khoảng 3.000 cây quế từ 5 năm tuổi đến 15 năm tuổi.

Bà Chang Thị Nhà cho biết: "Bình quân mỗi năm thu nhập bán tỉa quế, gia đình đã thu về từ 20 đến 25 triệu đồng; bồ đề, keo thu đạt từ 8 đến 9 triệu đồng và cây sắn thu đạt trên chục tấn củ, cây lúa  cũng cho thu hoạch từ 3,5 đến 4 tấn thóc/năm. Hàng năm, gia đình có nguồn thu tới 70 triệu đồng tiền mặt, chưa kể lương thực và rau màu khác".

Ngoài ra, gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm và tận dụng khe núi đắp bờ làm ao thả cá để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Thôn Khe Cát và các thôn lân cận như Khe Ron, Hồng Lâu đều nằm cách trung tâm xã chừng 4 - 5 cây số, xa chợ nên gia đình bà đã mở một quán nhỏ ngay tại nhà bán các loại hàng thiết yếu để phục vụ bà con, đồng thời cũng là để có thu nhập thêm cho gia đình. 

Nhờ có tính siêng năng, chịu khó học hỏi kinh nghiệm ở nhiều người khác nên vợ chồng ông Rua và bà Nhà đã biết làm giàu theo mô hình kinh tế tổng hợp VACR. Từ hộ nghèo gia đình ông Rua bà Nhà vươn lên thành một trong những hộ khá giả nhất ở thôn Khe Cát. Nay vợ chồng bà đã làm được ngôi nhà khang trang, rộng rãi, thoáng mát và mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền như: giường, tủ, ti vi, máy khâu, xe máy…

Cuộc sống được ổn định, các con của  ông bà đều được đi học, đứa con lớn đã có công ăn việc làm, hai đứa sau đang tiếp tục theo học chương trình THCS và THPT. Ngoài việc làm giàu cho bản thân, vợ chồng ông Rua bà Nhà còn giúp đỡ nhiều hộ nghèo khi gặp khó khăn về cây, con giống, lương thực... như gia đình ông Vừ A Say, Vừ A Phử, Vừ A Hàng, Vừ A Vừ, ở thôn Khe Tiến; Sùng A Bào ở thôn Khe Ron và nhiều hộ nghèo khác trong vùng.

Luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ người khác mà ông Vừ Sáy Rua và bà Chang Thị Nhà trở thành người có uy tín, được bà con trong vùng kính phục và quý mến.

Sùng Đức Hồng

Các tin khác

YBĐT - Mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi, bước đầu đã có hiệu quả, đó là cả một quá trình tìm kế mưu sinh của anh Hà Xuân Đạt trên con đường thoát nghèo vươn lên làm giàu...

Anh Nguyễn Quang Hòa chăm sóc đàn lợn.

YBĐT - Nói đến anh Hoà nuôi lợn thì không chỉ thôn 5 mà cả cái xã Minh Quán (Trấn Yên - Yên Bái), chẳng ai còn lạ. Bởi hễ gặp anh y rằng có vòng vo đến đâu rốt cuộc cũng quay về chủ đề lợn. Người không hào hứng thì anh bảo: “Mỗi người mỗi nghề, lúc rảnh mà được ngắm nhìn đàn lợn béo núc, trắng hồng như trong tranh vục vào mẻ cám thì các ông mới biết nó tuyệt nhường nào!”. Có người vui miệng trêu rằng: “Thằng cha này có khi ngoài lợn ra nó chẳng thể yêu quý được cái gì nữa!”.

YBĐT - Ở tuổi 42 nhưng chị dường như trẻ hơn so với tuổi của mình, dáng nhanh nhẹn, khuôn mặt phúc hậu, ưa nhìn. Gặp chị, ít ai biết rằng chị đã trải qua những năm tháng đầy khó khăn, vất vả để trở thành chủ một cơ sở đại lý thức ăn gia súc như hôm nay. Đó là chị Bùi Thị Tân Phương, cư trú tại Tổ nhân dân số 39, phường Nguyễn Thái Học (TP Yên Bái).

YBĐT - Đến bản Đêu 2, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái) ai cũng biết đến ông Lường Văn Pối, dân tộc Thái, thương binh 1/4, hội viên Hội Cựu chiến binh xã và là một trong những gia đình đi đầu trong phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, làm kinh tế giỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục