Người giỏi của bản

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đến Bản Đêu 2, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái) ai cũng biết đến bà Chu Thị Mặc, dân tộc Thái là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát và làm ăn kinh tế giỏi.

Chồng bà hiện là cán bộ xã, con trai hiện đang làm ở Công ty Thủy điện Nậm Đông, do vậy, mọi công việc chăn nuôi, đồng áng đều do bà và người con dâu cáng đáng. Là một gia đình cán bộ, đảng viên nên bà Mặc nghĩ mình phải thường xuyên gương mẫu tham gia các chương trình tập huấn của xã và thị xã tổ chức, từ đó thực hiện tốt các phong trào phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa cũng như các phong trào chung của địa phương để nhân dân trong bản học tập và noi theo.

Khu chăn nuôi lợn của bà Mặc là một khu chuồng rộng, gồm nhiều ngăn nhỏ, có 3 con lợn nái và 1 đàn lợn con, cùng khoảng 15 con lợn to. Bà Mặc cho biết: đối với 3 con lợn nái, mỗi năm bà có trên 60 con lợn giống và số lợn này tiếp tục nuôi đến lớn mới bán. Ngoài ra, bà còn giúp đỡ cho 10 hộ nghèo, hộ khó khăn nuôi chung 10 con lợn nái khác. Từ việc nuôi chung này, gia đình bà có thêm được từ 15 - 20 con lợn con mỗi năm để nuôi thành lợn thịt.

Mỗi năm bà xuất được gần 4 tấn lợn thịt. Để đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, vừa đảm bảo có chất đốt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình, bà đã xây dựng hầm khí biogas. Bà còn phát triển đàn gà và ao cá. Ao cá rộng khoảng 150m2 được xây bờ chắc chắn, có nguồn nước ra, nước vào đầy đủ, cá nuôi để cải thiện bữa ăn và mỗi năm cũng bán được vài chục kg.

Khu quây nuôi nhốt gà đen thường có trên 50 con mỗi lứa, chưa kể đàn trâu 7 con nuôi lấy sức kéo và sinh sản. Ngoài chăn nuôi, bà còn trồng và chăm sóc 1 ha rừng keo, bồ đề và sắp đến kỳ khai thác. Trên diện tích 2.500m2 đất 2 vụ lúa, bà trồng lúa, năng suất, chất lượng cao và cây màu vụ 3. Từ trồng trọt và chăn nuôi, thu nhập của gia đình mỗi năm trừ chi phí còn thu về trên 60 triệu đồng.

Với sự cố gắng lao động và biết cách hoạch toán kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nhiều năm qua, gia đình bà Mặc là một trong những gia đình làm kinh tế giỏi của xã và cũng là gia đình văn hóa tiêu biểu cấp thị xã trong nhiều năm liền.

Nguyễn Đức Phương

Các tin khác

YBĐT - Nhanh nhẹn, hóm hỉnh, thông minh thông thạo tiếng phổ thông là ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp Thào A Tông, cán bộ văn phòng xã Tà Xi Láng (Trạm Tấu - Yên Bái). Tuổi thơ của Tông lớn lên gắn bó với miền đất khó khăn này.

Mô hình trang trại lợn của ông Trịnh Văn Thanh tại 
thị trấn Cổ Phúc (huyện Trấn Yên) có thu nhập
80 triệu đồng/năm.

YBĐT - Từ một gia đình nông dân nghèo ở thị trấn Yên Thế (huyện Lục Yên - Yên Bái), ông Hoàng Văn Minh - trưởng thôn Đồng Phú đã lấy chăn nuôi làm ngành sản xuất chính để làm giàu ngay trên chính mảnh vườn hẹp nhà mình. Từ đàn lợn ban đầu chỉ có 30 con, đến nay ông Minh có trong tay một khu chuồng trại rộng 400m2 cùng đàn lợn trên trăm con mỗi lứa. Mô hình chăn nuôi của gia đình ông được đánh giá là một trong những người làm kinh tế có hiệu quả nhất trong toàn huyện.

YBĐT - Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, sớm phải nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình, cô gái người Dao – Triệu Thị Lai ngày nào chỉ quen với việc đồng áng nay đã trở thành một đảng viên gương mẫu, đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bảo Ái – huyện Yên Bình (Yên Bái).

YBĐT - Ông Nguyễn Văn Thịnh – Tổ trưởng Tổ dân phố số 3, kiêm Ủy viên Ủy ban MTTQ phường Đồng Tâm (TP Yên Bái) đã ở tuổi 79 nhưng vẫn còn rất tráng kiện. Miệng nói tay làm, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, đó là nét nổi bật đáng quý của ông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục