Biết cách làm ăn, đời sống sẽ khá
- Cập nhật: Thứ sáu, 15/5/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Ở bản Cung 11 xã Mồ Dề (huyện Mù Cang Chải - Yên Bái), ai cũng khâm phục và mến mộ ông Sùng A Vàng, người dân tộc Mông là một điển hình làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo.
Ông Vàng sinh năm 1960, năm 1984. Sau khi lập gia đình, cuộc sống của vợ chồng ông gặp không ít khó khăn. Đến năm 1986, bằng nguồn vốn tiết kiệm của gia đình và vợ chồng ông vay thêm của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện, ông Vàng đã tận dụng những đồi hoang đất dốc để khai hoang ruộng bậc thang cấy lúa nước, trồng ngô, khoai, sắn và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lúc đầu, chưa có kiến thức khoa học – kỹ thuật, nhưng với quyết tâm tìm tòi và học hỏi qua bà con, bạn bè trong bản, qua các đợt tập huấn khuyến nông tại cơ sở cùng với sự cần cù chịu khó của bản thân, ông đã đưa các loại giống có năng suất cao vào gieo cấy.
Thấy hiệu quả, năng suất ngày càng cao, ông tiếp tục đầu tư giống và mở rộng thêm diện tích canh tác. Đến nay, gia đình ông đã có 3 ha ruộng bậc thang với phương thức thâm canh, tăng vụ, mỗi năm gia đình thu hoạch khoảng 5 tấn thóc/vụ. Bên cạnh đó, ông còn trồng cỏ voi để nuôi trâu, bò. Hiện gia đình ông đã có 2 con trâu, thường xuyên trong chuồng có tới 30 con lợn và hàng chục con gà, vịt; thu nhập bình quân mỗi năm từ các nguồn thu đạt từ 40 triệu đồng trở lên. Cuộc sống ổn định, ông Vàng đã dành dụm xây được ngôi nhà khang trang, thoáng mát, mái lợp phi brô xi măng, nền láng xi sạch đẹp.
Không những giỏi làm kinh tế gia đình, ông Vàng còn vận động bà con trong bản tích cực phát triển kinh tế để ổn định cuộc sống, giúp đỡ những hộ nghèo chưa có vốn sản xuất .
Theo cách làm của ông, nhiều hộ trong bản đã có đủ cơm ăn, không còn thiếu đói kinh niên như trước. Bên cạnh đó, ông còn tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể ở thôn; quan tâm giáo dục con cháu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong đời sống, phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy; vận động mọi người làm tốt công tác bảo vệ phòng chống cháy rừng...
Ông bộc bạch: “Không phải vì không có đất làm ruộng, làm nương mà dân nghèo. Cái đói, cái nghèo là vì dân mình chưa biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Dân mình còn hay trông chờ vào sự cứu trợ của Đảng, Nhà nước. Nay tôi vận động và hướng dẫn bà con cách làm ăn mới thì đời sống của bà con trong bản cũng khá dần lên. Những năm tới, bản thân tôi cũng sẽ phải cố gắng tăng thêm diện tích ruộng bậc thang để tiếp tục tăng thu nhập cho gia đình”.
Sùng A Mùa
Các tin khác
YBĐT - Đến Bản Đêu 2, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái) ai cũng biết đến bà Chu Thị Mặc, dân tộc Thái là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát và làm ăn kinh tế giỏi.
YBĐT - Nhanh nhẹn, hóm hỉnh, thông minh thông thạo tiếng phổ thông là ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp Thào A Tông, cán bộ văn phòng xã Tà Xi Láng (Trạm Tấu - Yên Bái). Tuổi thơ của Tông lớn lên gắn bó với miền đất khó khăn này.
YBĐT - Từ một gia đình nông dân nghèo ở thị trấn Yên Thế (huyện Lục Yên - Yên Bái), ông Hoàng Văn Minh - trưởng thôn Đồng Phú đã lấy chăn nuôi làm ngành sản xuất chính để làm giàu ngay trên chính mảnh vườn hẹp nhà mình. Từ đàn lợn ban đầu chỉ có 30 con, đến nay ông Minh có trong tay một khu chuồng trại rộng 400m2 cùng đàn lợn trên trăm con mỗi lứa. Mô hình chăn nuôi của gia đình ông được đánh giá là một trong những người làm kinh tế có hiệu quả nhất trong toàn huyện.
YBĐT - Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, sớm phải nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình, cô gái người Dao – Triệu Thị Lai ngày nào chỉ quen với việc đồng áng nay đã trở thành một đảng viên gương mẫu, đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bảo Ái – huyện Yên Bình (Yên Bái).