Anh Lượng làm giàu

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/12/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tôi biết anh từ khi tham gia quân đội, đóng quân ở Mường Khương (Lào Cai) với những năm tháng gian khó xây dựng phòng tuyến biên giới phía bắc. Chính những năm tháng ấy đã tạo bản lĩnh vững vàng cho Thôi Đức Lượng - một người con dân tộc Cao Lan ở xã Bạch Hà (Yên Bình) và giúp anh tự tin, dám nghĩ dám làm trên trận tuyến mới: làm giàu cho mình và vận động nhân dân trong khu dân cư phát triển kinh tế để thoát nghèo.

Vợ chồng anh Thôi Đức Lượng chăm sóc cây rừng trồng.
Vợ chồng anh Thôi Đức Lượng chăm sóc cây rừng trồng.

Con đường “một ba lăm” (Chương trình 135) dẫn vào nhà anh vẫn gập ghềnh nhưng đủ để xe tải nhỏ đến tận nhà. Ở Bạch Hà, hiện còn bản Ngọn Ngòi, Ngòi Giàng có đồng bào Dao, Cao Lan, Tày sinh sống thuộc diện đặc biệt khó khăn. Vậy nên, việc thoát nghèo nơi này được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã rất quan tâm. Lấy vợ năm 1982, đến năm 1984 tham gia quân đội, anh Lượng sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Heo hút dựng nhà ở một góc rừng Ngọn Ngòi, lọt thỏm dưới dãy núi Quạ, núi Bà để phát nương làm rẫy, vợ chồng anh mong sao có cuộc sống đủ đầy để cho con được ăn học nên người.

Thời gian đầu, anh trồng 1 ha luồng Thanh Hóa nhưng khi bán chỉ được chín triệu đồng, coi như lỗ. Vợ chồng anh chuyển diện tích đó sang trồng sắn cao sản, trồng thêm 1 ha tre Bát Độ, 4 ha bồ đề và keo. Đến nay, gia đình đã được thu hoạch hàng năm vài chục triệu đồng từ sắn củ và gỗ rừng trồng, đủ nuôi các con ăn học và mua sắm  xe máy, ti vi, máy nông cụ chế biến liên hợp...

Có hướng dẫn của cán bộ khuyến nông huyện về chăn nuôi lợn theo hướng bán công nghiệp, tận dụng nguồn nông sản ở địa phương giá rẻ, áp dụng đúng kỹ thuật trong làm chuồng trại, tiêm phòng, vệ sinh môi trường, chế phẩm thức ăn, xây bể và sử dụng khí bi-ô-ga..., đàn lợn 115 con của gia đình anh Lượng lớn nhanh, không mắc bệnh, được mua với giá hợp lý, cho lãi cao. Phía sau chồng, cô gái miền sơn cước ở Đồng Tuyển (Lào Cai) Nguyễn Thị Lụa về làm dâu nơi đây đã không quản ngại khó khăn, nuôi con khi chồng tham gia quân ngũ, giờ lại cầm tay chỉ việc giúp 35 hội viên nữ trong Câu lạc bộ Khuyến nông bản Ngọn Ngòi nuôi gà, vịt, lợn, trồng cây vụ đông.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, nhiều chị em trong tổ vay vốn của Câu lạc bộ đã làm cho đồng vốn sinh sôi. Ai thiếu vốn, vợ chồng anh sẵn lòng giúp đỡ cả về tiền và con giống với mong muốn gia đình họ cũng vươn lên thoát nghèo như mình.

Chủ tịch UBND xã Bạch Hà - Nguyễn Đình Lập cho biết thêm, ngoài anh Lượng, còn có hộ Lương Văn Thế, Trần Văn Chí là dân tộc Dao đã áp dụng tốt khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn, thu nhập hàng năm cả chục triệu đồng. Đến nay, có 100% hộ của Bạch Hà sử dụng điện lưới, 70% hộ có xe máy; tỷ lệ hộ nghèo năm trước là 25,7%, nay chỉ còn 19%. Những tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi như anh Lượng thật đáng trân trọng và nhân rộng để mọi người noi theo!

Mỹ Sinh

Các tin khác
Ngoài giờ dạy học ở trên lớp, thầy Phấn đã dành thời gian đi xuống tới từng thôn bản để tuyên truyền, vận động, giải thích thuyết phục các phụ huynh cho con đến lớp.

YBĐT - Với tấm lòng nhiệt huyết yêu nghề và sự thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn, thiếu thốn của các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thầy Phấn luôn nỗ lực cố gắng, phấn đấu hết mình để xứng đáng với niền tin yêu, niềm tự hào là người thầy của Bản.

Tham quan, trao đổi kinh nghiệm nuôi thỏ tại Câu lạc bộ nuôi thỏ phường Yên Thịnh (TP. Yên Bái).

YBĐT - Bắt đầu bằng hai bàn tay trắng như rất nhiều đôi vợ chồng trẻ khác, nhưng nhờ chịu khó học hỏi mà vợ chồng anh Phạm Đức Toàn và chị Nguyễn Thị Điểm ở tổ 8, phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu.

YBĐT - “Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến đồng bào vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, đồng bào Xa Phó chúng tôi đã có cơm ăn áo mặc. Bản thân tôi được tham gia nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nên đã mạnh dạn đầu tư vào phát triển kinh tế. Đến nay, gia đình tôi đã có của ăn của để, các cháu được học hành tiến bộ...”. Đó là lời tâm sự chân thành, cởi mở của ông Lương Minh Các, người dân tộc Xa Phó, ở thôn 7, xã Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên) khi nói về những đổi thay của gia đình và địa phương.

Cô giáo Nguyễn Thị Xuân Thủy và học sinh trong giờ tập vẽ.

YBĐT - Nhỏ nhắn và dịu dàng, đó là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi gặp cô giáo Nguyễn Thị Xuân Thủy – một trong những thầy, cô giáo đạt thành tích cao trong phong trào thi đua “Hai giỏi” của Trường tiểu học Nguyễn Trãi (thành phố Yên Bái).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục