Làm theo Bác từ những điều giản dị nhất

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/5/2010 | 9:06:40 AM

YBĐT - Sau khi giành giải Nhất trong Hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Yên Bái tổ chức vào tháng 5 năm 2008, cô giáo Sầm Thị Minh Khuyên - Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Văn Chấn (Văn Chấn) tiếp tục tham dự Hội thi sơ khảo toàn quốc tại Thái Nguyên và giành giải Ba.

Kể những câu chuyện về Bác, với công việc của một người giáo viên, cô giáo Khuyên đã vận dụng những điều đã học được vào thực tế. Học sinh là con em các dân tộc đi học xa nhà, cô yêu thương các trò như chính con mình. Đó cũng là điều cô học được từ lòng yêu thương con người của Hồ Chủ tịch. Trước mỗi giờ lên lớp, cô đều chuẩn bị bài rất kỹ, lựa chọn phương pháp truyền đạt phù hợp với nhận thức của học sinh.

 Quan trọng hơn nữa là giúp cho các em có lòng ham học và làm tốt công tác tư tưởng để các trò yên tâm học tập khi bố mẹ không ở cạnh. Cô Khuyên hiện là Phó hiệu trưởng nhà trường. Làm công tác quản lý không dễ, nhất là ở một trường nội trú nên cô và đồng nghiệp thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, chủ nhiệm lớp, quản lý học sinh, chăm lo cho học sinh từ giấc ngủ tới bữa ăn để bảo đảm sức khỏe học tập. Những giải thưởng, bằng khen, giấy khen và nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở đã ghi nhận nỗ lực phấn đấu của cô. Mới đây nhất, cô được UBND tỉnh Yên Bái tặng bằng khen với thành tích xuất sắc trong hai năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Mỗi câu chuyện về Bác Hồ là một bài học lớn nên thượng úy Nguyễn Thị Hồng - Phòng Công tác Chính trị, Công an tỉnh Yên Bái đã thấy mình trưởng thành hơn khi tham gia cuộc thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trước khi tham dự cuộc thi này, chị đã nghiên cứu rất nhiều sách báo, tài liệu về Bác. Càng đọc, càng tìm hiểu, chị càng thấy mình phải phấn đấu, học tập và rèn luyện nhiều hơn nữa. Những liên hệ thực tế trong câu chuyện chị kể chính là suy nghĩ chân thực mà chị rút ra từ công việc của bản thân. Không chỉ là sách vở, không chỉ là nói suông, không chỉ là kể chuyện, chị đã vận dụng ngay vào thực tế công tác chính trị - tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, của lực lượng công an nhân dân; tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

Nhiệt tình, nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc được giao nên chị luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Chị cũng đã sắp xếp thời gian hợp lí để quán xuyến, chăm sóc gia đình chu đáo. Nhiều năm liền, chị Hồng đạt thành tích xuất sắc trong phong trào văn hóa, văn nghệ và tham gia hội diễn cơ sở cũng như thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.

Với chị Nguyễn Thị Xuyến, một người con sinh ra và lớn lên trên đất quế Văn Yên, khi lựa chọn câu chuyện “Lời dặn dò về cội nguồn bản sắc dân tộc”, chị muốn giúp mọi người hiểu thêm về những tâm nguyện của Bác trước khi đi xa và cũng là lời nhắc nhở phải biết trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc. Để có những lời kể hấp dẫn, ý nghĩa và rất xúc động, chị đã dày công nghiên cứu tài liệu, viết đề cương chi tiết bằng tình cảm và suy nghĩ của một người con yêu kính Bác. Là một cán bộ của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, chị có điều kiện gần gũi với nhân dân để xây dựng phong trào văn hóa quần chúng; tuyên truyền các chủ trương, đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước… Chị cũng thường xuyên viết tin, bài cho tập san của ngành.

Những việc làm của cô giáo Sầm Thị Minh Khuyên, thượng úy Nguyễn Thị Hồng, người cán bộ văn hóa Nguyễn Thị Xuyến… học tập và làm theo Bác từ những điều giản dị nhất đã góp phần thiết thực để tấm gương đạo đức của Người có sự tác động sâu sắc đến nhận thức và hành động của mỗi người.

Anh Thư

Các tin khác
Chúng mình cùng học.

YBĐT - Suối Giàng là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Nơi đây có tới 98% đồng bào Mông sinh sống. Toàn xã có 9 dòng họ, trong đó dòng họ Giàng là một trong những họ đầu tiên định cư tại địa phương.

YBĐT - Sinh năm 1945 ở xã Văn Phú, huyện Trấn Yên (Yên Bái), Đại tá Nguyễn Mạnh Đức từng là chiến sĩ trinh sát, Trung đội trưởng pháo phòng không, Tiểu đoàn trưởng và Chỉ huy phó - Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hoàng Liên Sơn và tỉnh Yên Bái.

Bà Nguyễn Thị Luận bên di ảnh của chồng là Anh hùng liệt sỹ Trần Xuân Lai.

YBĐT - Bao chàng trai lên đường đánh giặc cứu nước, bấy nhiêu người phụ nữ ở lại giữ hậu phương và tất cả cùng góp sức làm lên một mùa xuân lịch sử - giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Đồng bào Dao ở xã Y Can (Trấn Yên) khai thác và bảo quản, chế biến cây thuốc nam. (Ảnh: Minh Thúy)

YBĐT - Bản Động Ính, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) với những mái nhà lưa thưa nằm lọt thỏm nơi những thung lũng sâu. Mới đặt chân đến đây, chúng tôi đã được những vị chủ nhà người Dao tiếp đón bằng câu chuyện về bà “Bụt” của bản Dao. Bà là Đặng Thị Tam - người chuyên lấy thuốc nam cứu chữa cho những bệnh nhân nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục