YênBái - YBĐT - Dân tộc Ngái ở Yên Bái có 9 người cư trú ở huyện Văn Chấn và thành phố Yên Bái. Đồng bào có tên tự gọi là “ Sán Ngái” nghĩa là người miền núi. Tiếng nói dân tộc Ngái thuộc nhóm ngôn ngữ Hán ( dòng Hán -Tạng).
YênBái - YBĐT - Người Sán Dìu ở Yên Bái có rất ít, theo số liệu điều tra năm 1989 có 18 người cư trú tại huyện Yên Bình 9 người; huyện Lục Yên 4 người; huyện Văn Chấn 3 người và thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên mỗi nơi 1 người. Dân tộc Sán Dìu còn có tên gọi khác là Sán Déo, Trại, Mán quần cộc. Tiếng nói dân tộc Sán Dìu thuộc nhóm ngôn ngữ Hán( dòng ngôn ngữ Hán - Tạng).
YBĐT - Người Bố Y ở Yên Bái có trên 20 người, cư trú tại thành phố Yên Bái, huyện Lục Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình. Họ tự gọi mình là người “ Tu Di”. Tiếng nói người Bố Y thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
YBĐT - Dân tộc Phù Lá ở Yên Bái có hơn 600 người, sống tập trung ở 2 thôn: Thôn Lầu và thôn Nhầy xã Châu Quế Thượng (Huyện Văn Yên), một số khác ở các huyện Văn Chấn, Yên Bình và thành phố Yên Bái.
YBĐT - Người Hoa ở Yên Bái có rất ít, chỉ chiếm 0,17% dân số toàn tỉnh và chủ yếu là những người gốc Hán. Hầu hết nói tiếng Quảng Đông, Quảng Tây, thuộc nhóm ngôn ngữ Hán.
YBĐT - Người Khơ Mú ở Yên Bái có rất ít, sinh sống tập trung tại xã Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn. Đây cũng là xã duy nhất ở Yên Bái có người Khơ Mú sinh sống. Ngoài tên gọi Khơ Mú, đồng bào còn có tên gọi Xá Cẩu hay người Xá. Người Khơ Mú có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me (thuộc dòng ngôn ngữ Nam á).
YBĐT - Người Giáy ở Yên Bái có rất ít, hiện chỉ có khoảng 2.200 người chiếm 0,3% dân số toàn tỉnh. đồng bào sinh sống tập trung đông nhất tại xã Gia Hội huyện Văn Chấn. Ngoài tên gọi người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng hay Giằng. Người Giáy ở Yên Bái có tiếng nói riêng, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Theo các nhà nghiên cứu, người Giáy di cư vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XIIX và sinh sống tại Gia Hội được gần 200 năm.
Người Sán Chay ở Yên Bái thuộc nhóm Cao Lan, hiện có khoảng 7.000 người sống tập trung tại 8 xã của huỵên Yên Bình và 2 xã của huyện Trấn Yên.
Có khoảng 13.000 người chiếm 1,86% dân số. Đồng bào Nùng sống xen kẽ với các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Sán Chay…ở rải rác hầu khắp các huyện trong tỉnh. Nơi đông nhất là huyện Lục Yên và huyện Yên Bình.
Đồng bào Mường ở Yên Bái có khoảng 14.000 người, chiếm 1,92% dân số toàn tỉnh. Người Mường sống tập trung ở 11 xã của huyện Văn Chấn, Thị xã Nghĩa Lộ. Ngoài ra sống rải rác ở các huyện, thành phố trong tỉnh.