Mù Cang Chải nhân điển hình từ mô hình sản xuất giỏi

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/2/2020 | 8:02:24 AM

YênBái - Các mô hình kinh tế của nông dân đã hướng đến việc khai thác hiệu quả lợi thế về đất đai đồi rừng, về các sản phẩm đặc sản của địa phương như mô hình chăn nuôi dê sinh sản ở Mồ Dề; nuôi lợn bản địa, gà đen giống địa phương ở Nậm Khắt, Chế Tạo; mô hình chăn nuôi gà, vịt đẻ trứng ở Lao Chải....

Một mô hình chăn nuôi gia súc của nông dân xã Mồ Dề.
Một mô hình chăn nuôi gia súc của nông dân xã Mồ Dề.

Đánh giá phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi những năm gần đây, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải Nguyễn Long Hải khẳng định: "Việc đưa phong trào phát triển cả về bề rộng và chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực sản xuất đã thực sự thu hút, khích lệ được người dân phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm"

Từ đây, xuất hiện những tấm gương điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo đầy ý chí và nghị lực. Họ là những tấm gương sáng về tinh thần bền bỉ vượt khó, không cam chịu đói nghèo và là điểm tựa để các cơ sở Hội tuyên truyền, nhân lên những điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương. 

Hộ anh Giàng A Dình bản Háng Đăng Dê, xã Kim Nọi là hộ đầu tiên của huyện được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện với mức 100 triệu đồng/hộ. Trước đây, gia đình là hộ nghèo của bản. 

Từ đồng vốn vay, nhờ chăm chỉ chăn nuôi trâu, bò, làm ruộng nước 2 vụ và trồng các giống ngô cho năng suất cao nên kinh tế gia đình dần khá hơn. Thuận lợi nữa là được tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân tổ chức, có kiến thức, có kinh nghiệm nên chăn nuôi hiệu quả, trả lãi nhanh. 

Anh Dình chia sẻ: "Gia đình có lao động, có đất trồng cỏ nên nuôi trâu, bò là hợp lý. Đây cũng là vật nuôi chống chịu tốt với khí hậu khắc nghiệt ở vùng cao. Hiện, đàn trâu, bò của gia đình có gần chục con. Số tiền được ngân hàng cho vay, nhà mình đã mua thêm được 2 con trâu, 2 con bò. Chỉ khoảng 2 năm nữa, đàn trâu, bò sinh sản thêm, bán con to đi, tiếp tục nuôi vỗ con nhỏ để sinh sản, duy trì tổng đàn quy mô dưới 10 con là hiệu quả nhất”. 

Kết hợp chăn nuôi với trồng rừng kinh tế, trồng thảo quả, hàng năm, gia đình anh Giàng A Dình có thu nhập bình quân xấp xỉ 100 triệu đồng.

Được biết, những năm qua, các cấp Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải đã tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện nhận ủy thác giúp hội viên và nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Hiện, tổ chức Hội tại 12/14 xã, thị trấn của huyện được nhận ủy thác vay vốn với 49 tổ tiết kiệm vay vốn, gần 2.000 hộ tham gia, dư nợ trên 65,872 tỷ đồng. 

Để hiệu quả, Hội tích cực phối hợp tổ chức triển khai trên 20 mô hình trồng giống lúa mới tại 10 xã, thị trấn; tổ chức 4 hội nghị đầu bờ cho trên 200 lượt hội viên tham gia; mở 32 lớp đào tạo nghề cho gần 1 nghìn lao động nông thôn và gần 100 lớp bồi dưỡng chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật cho trên 4 nghìn lượt hội viên. 

Các mô hình kinh tế của nông dân đã hướng đến việc khai thác hiệu quả lợi thế về đất đai đồi rừng, về các sản phẩm đặc sản của địa phương như mô hình chăn nuôi dê sinh sản ở Mồ Dề; nuôi lợn bản địa, gà đen giống địa phương ở Nậm Khắt, Chế Tạo; mô hình chăn nuôi gà, vịt đẻ trứng ở Lao Chải; mô hình nuôi ong kết hợp trồng rừng kinh tế ở Pú Luông…

Tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2019, toàn huyện có trên 1 nghìn hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, có trên 40 hộ có thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên; gần 200 hộ có thu nhập trên 200 triệu đồng; gần 900 hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng. Các địa phương ngày càng có thêm nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, có thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên. 

Điển hình như: mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi đại gia súc của hội viên Sùng A Khua, bản Đề Sủa, xã Lao Chải, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; mô hình nuôi ong kết hợp với trồng trọt của hội viên Sùng Chứ Cớ, bản Pú Cang, xã Nậm Khắt, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; mô hình kinh tế tổng hợp của hội viên Cứ A Chứ, bản Háng Á, xã Hồ Bốn thu nhập trên 300 triệu đồng/năm… 

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa nghèo bền vững đã cổ vũ tinh thần dám nghĩ, dám làm, khơi dậy ý chí, quyết tâm thoát nghèo trong hội viên và nông dân. Từ đó, có 151 hộ hội viên thoát nghèo. Những mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã và đang trở thành điểm tựa nhân lên gương sáng ở vùng cao Mù Cang Chải. 

Minh Thúy

Tags Mù Cang Chải Kim Nọi Nậm Khắt Lao Chải sản xuất giỏi vịt đẻ nuôi ong thảo quả

Các tin khác
Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình làm thủ tục vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội tại xã. (Ảnh: Quyết Thắng)

Trong năm 2019, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã thực hiện cho vay 21.898 lượt khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn tỉnh với số tiền cho vay 852 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch dư nợ cấp trên giao.

Giá vàng trong nước diễn biến theo chiều hướng tăng.

Giá vàng SJC tiếp tục tăng thêm 780.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra trong lúc giá vàng thế giới tăng 3 USD lên mức 1.573 USD/oz.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Văn Yên hướng dẫn người nộp thuế kê khai thuế.

Năm 2020, huyện Văn Yên được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách 174,7 tỷ đồng. Căn cứ trên chỉ tiêu kế hoạch, UBND huyện trình HĐND huyện quyết định giao chỉ tiêu 195 tỷ đồng.

Năm 2020, kế hoạch tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Yên Bái được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp thứ 15 khóa XVIII là 16.000 tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước là 4.941,5 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục