Công ty Điện lực Yên Bái đẩy mạnh xây dựng văn hóa an toàn lao động

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/9/2023 | 7:10:19 AM

YênBái - Điện là ngành sản xuất, kinh doanh (SXKD) mang tính đặc thù và người lao động (NLĐ)luôn phải chịu áp lực về rủi ro tai nạn lao động mỗi khi làm việc. Để giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn lao động, Công ty Điện lực Yên Bái (PCYB) đã nỗ lực xây dựng văn hóa an toàn lao động (VHATLĐ) trong cán bộ, nhân viên, NLĐ trong ngành.

Công ty Điện lực Yên Bái chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV kiểm soát chặt chẽ sức khỏe người lao động trước khi thực hiện công việc.
Công ty Điện lực Yên Bái chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV kiểm soát chặt chẽ sức khỏe người lao động trước khi thực hiện công việc.

Việc xây dựng VHATLĐ trong toàn ngành điện nhằm mục tiêu từng bước hình thành ý thức làm việc an toàn của NLĐ và tạo thói quen suy nghĩ về ATLĐ trước khi làm việc, từ chối thực hiện những công việc khi không đảm bảo an toàn; từ đó, thúc đẩy hiệu quả lâu dài, bền vững trong công tác ATLĐ của đơn vị, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp của PCYB, tạo hình ảnh người công nhân ngành điện thân thiện trong cộng đồng, xã hội; giảm thiểu sự cố và các vụ vi phạm về an toàn điện trong nhân dân. 

Trên tinh thần đó, năm 2023, PCYB đẩy mạnh xây dựng VHATLĐ trong doanh nghiệp với chủ đề "Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng VHATLĐ - tăng cường chuyển đổi số trong quản lý an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)”. PCYB đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, điện lực các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ ba nhóm giải pháp trọng tâm. 

Trong đó, nhóm giải pháp về quản lý ATVSLĐ, hàng ngày, hàng tuần các đơn vị thực hiện kiểm soát công tác an toàn trên lưới điện thông qua hình ảnh (ECP), điện thoại và trực tiếp tại hiện trường; áp dụng phần mềm ECP trong viết phiếu công tác, kiểm soát phiếu để giảm thiểu thời gian, trình tự thủ tục thực hiện; kiểm tra, kiểm soát việc truyền hình ảnh từ các phiên làm việc ngoài hiện trường lên chương trình ECP nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh nguy cơ mất an toàn cho đội công tác; kiểm tra, khắc phục tồn tại trong quản lý kỹ thuật, những nguy cơ gây mất an toàn. 

Ngoài ra, PCYB tổ chức huấn luyện, diễn tập cho công nhân quản lý vận hành, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, dụng cụ làm việc chất lượng cao, phù hợp. Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho công tác sửa chữa nóng lưới điện và tự nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro để có biện pháp phòng tránh. Nếu xảy ra tai nạn lao động, PCYB sẽ điều tra làm rõ nguyên nhân, kịp thời phổ biến cho NLĐ để rút kinh nghiệm. 

PCYB luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên (CBCNV), kiểm soát chặt chẽ sức khỏe NLĐ trước khi thực hiện công việc và phân công công việc cụ thể phù hợp.

PCYB thực hiện nghiêm túc công tác huấn luyện, các đơn vị tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện ATVSLĐ, triển khai ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm phù hợp với từng nhóm đối tượng công nhân, sát với chuyên môn nghiệp vụ công tác và phù hợp với bậc an toàn điện theo quy định của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Chú trọng huấn luyện nội dung liên quan nhận diện mối nguy, đánh giá nguy cơ rủi ro và biện pháp phòng tránh. Hàng năm, tổ chức diễn tập xử lý sự cố, diễn tập an toàn, diễn tập công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. 

Bên cạnh đó, PCYB chú trọng tuyên truyền, chỉ đạo các đơn vị phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, văn bản chỉ đạo tới 100% CBCNV và NLĐ thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về ATVSLĐ, không sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông, góp phần từng bước thay đổi ý thức, thái độ và tạo niềm tin cho NLĐ. Tăng cường truyền thông về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao thế, an toàn điện trong nhân dân; trong đó, tập trung vào những nội dung liên quan quy định của Nhà nước về an toàn điện, khoảng cách an toàn điện với từng cấp điện áp, kiến thức cơ bản về sử dụng điện, các trường hợp mất an toàn thường gặp… 

Trên cơ sở các nhóm giải pháp, các điện lực, đơn vị trực thuộc căn cứ chức năng cụ thể xây dựng kế hoạch, bảng chấm điểm VHATLĐ; lồng ghép các nội dung về xây dựng VHATLĐ vào các chương trình huấn luyện sát hạch về ATVSLĐ; chấm điểm thực hiện VHATLĐ 6 tháng/1 lần.

Những lời thề về VHATLĐ là hành trang, là cẩm nang để mọi CBCNV của PCYB và đặc biệt là các công nhân thường xuyên làm việc trực tiếp với lưới điện khi thực hiện công việc đảm bảo an toàn cho bản thân, cho gia đình, xã hội. Bằng những việc làm cụ thể mà nhiều năm liền PCYB không có tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra. 

Việc xây dựng và duy trì VHATLĐ đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của mỗi CBCNV PCYB, là xu hướng tất yếu mang lại những lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân và của cả đơn vị. Với khẩu hiệu ngắn gọn "Trở về nhà an toàn sau mỗi ngày làm việc”, toàn thể CBCNV trong đơn vị quyết tâm nêu cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy trình, quy phạm và thực hiện có hiệu quả công tác ATVSLĐ, giúp NLĐ an tâm sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Thu Hiền

Tags Công ty điện lực văn hóa an toàn lao động sản xuất kinh doanh

Các tin khác
Thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Vũng Áng - Bùng.

Hàng loạt dự án thành phần của tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 được thông xe đưa vào khai thác đã nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc cả nước đến thời điểm hiện nay là 1.822km.

Phát triển chăn nuôi lợn đã giúp gia đình bà Hoàng Thị Mai, thôn An Thịnh, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên có điều kiện nâng cao đời sống.

Thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND (NQ 69) của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 đã tạo động lực mạnh mẽ cả về vật chất, tinh thần giúp những người dân còn khó khăn ở huyện Trấn Yên thêm tự tin, mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Người dân xã Thượng Bằng La (Văn Chấn) tham gia dự án thí điểm giống cây mới để  phát triển kinh tế tại địa phương.

Các hộ gia đình, cá nhân đang vay vốn các chương trình tín dụng tại vùng khó khăn của Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục được giải ngân vốn vay còn lại để thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Từ năm 2021 đến nay, đã có 19.250 lượt hộ nông dân Văn Chấn được tập huấn, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp...

Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững, huyện Văn Chấn đã tập trung phát động các phong trào thi đua, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục