Tăng cường kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/7/2014 | 3:13:37 PM

YBĐT - Không chỉ xuất hiện tại các khu vực thành thị, thời gian qua, các loại hàng giả, hàng kém chất lượng “len lỏi” ngày một nhiều đến các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Là một trong những địa phương thường xuyên nằm trong diện này, để kiểm soát thị trường, bảo vệ người tiêu dùng, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Nhận thức của người dân vùng cao vẫn còn rất hạn chế trong việc phân biệt giữa hàng giả và thật.
Ảnh: Người dân đến mua sắm tại chợ Mù Cang Chải.
Nhận thức của người dân vùng cao vẫn còn rất hạn chế trong việc phân biệt giữa hàng giả và thật. Ảnh: Người dân đến mua sắm tại chợ Mù Cang Chải.

Nếu như tại thành phố, thị xã, các loại hàng giả, hàng kém chất lượng thường thấy là quần áo, túi xách, nước hoa của các thương hiệu nổi tiếng như: Lascose, Nike, Adidas... thì tại Mù Cang Chải nói riêng và các huyện vùng cao nói chung hiếm gặp được những hàng hiệu “rởm” như vậy mà chủ yếu là mì chính, nước mắm, bột giặt, dầu gội đầu giả, các sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Theo nhận định của lực lượng quản lý thị trường, các mặt hàng này thường được xe ô tô loại nhỏ hoặc xe máy vận chuyển đến tận cửa hàng chào bán với hình thức, mẫu mã giống y hàng thật nhưng giá cả “mềm” hơn. Đặc biệt, để qua mặt lực lượng chức năng, những thương lái này thường lựa chọn đi vào ngày, giờ nghỉ để giao hàng. Chính vì vậy, việc phát hiện, xử lý những đối tượng vận chuyển này gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, Mù Cang Chải lại có địa bàn rộng, các cơ sở buôn bán, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu phân tán, nhỏ lẻ, số lượng hàng ít, quy mô nhỏ rất khó kiểm soát chặt chẽ.

Xác định được những khó khăn này, Mù Cang Chải đã chỉ đạo các lực lượng chức năng, cụ thể là Đội Quản lý thị trường số 9 tăng cường kiểm tra, kiểm soát khu vực trung tâm các xã, thị trấn, nhất là ở chợ Mù Cang Chải, Ngã ba Kim.

Ông Lê Đình Thành - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 9 cho biết: “Căn cứ chỉ đạo của ngành, của huyện, bên cạnh việc phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm trên khâu lưu thông, Đội còn thường xuyên mở các đợt kiểm tra theo chuyên đề, tập trung vào các lĩnh vực về vệ sinh an toàn thực phẩm, các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa; kiểm tra thuốc lá nhập lậu; hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản; sản phẩm và nguyên liệu mỳ chính…”.

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm nay, lực lượng quản lý thị trường huyện đã tiến hành 26 vụ kiểm tra các cơ sở kinh doanh, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện; đã phát hiện và xử lý 15 vụ, tổng số tiền phạt hành chính và tiêu hủy hàng hóa trên 117 triệu đồng. Đáng chú ý, trong số những vụ mà Đội và lực lượng liên ngành phát hiện, có nhiều chủ hàng là người ở các tỉnh lân cận hoặc dưới xuôi lên.

 Điển hình gần đây nhất vào ngày 29/5, đội kiểm tra liên ngành đã phát hiện xe ô tô biển kiểm soát 29C-34849 do ông Lê Tuấn Hoàng (Sóc Sơn, Hà Nội) điều khiển kiêm chủ hàng vận chuyển 4.000 chai bia nhãn hiệu Hadka. Qua kiểm tra, toàn bộ số hàng hóa không đảm bảo điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển, hàng hóa không có nhãn ghi, không đủ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa theo qui định. Đội đã ra quyết định xử phạt hành chính ông Lê Tuấn Hoàng với số tiền 4,750 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng này.

Mặc dù công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đã có nhiều chuyển biến nhưng với hoạt động ngày càng tinh vi của các thương lái cùng nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, chưa đồng đều nên công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng chắc chắn vẫn còn phải lâu dài, thường xuyên.

Theo ông Lê Đình Thành, thời gian tới, Mù Cang Chải sẽ tăng cường rà soát, nắm chắc địa bàn cũng như số hộ kinh doanh để chủ động tuyên truyền, nhắc nhở và ký cam kết chấp hành đầy đủ các qui định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó là tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường; chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm...

 Hùng Cường

 

Các tin khác
Học sinh Trường THPT Văn Chấn - Phân hiệu Nghĩa Tâm biểu diễn tiểu phẩm trong chương trình ngoại khóa về giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe vị thành niên, thanh niên.

YBĐT - Mô hình sinh hoạt ngoại khóa về giáo dục dân số-giáo dục sức khỏe vị thành niên (GDDS - GDSKVTN) trong trường trung học cơ sở (THCS), phổ thông trung học (PTTH) trên địa bàn tỉnh là chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện trong giai đoạn từ 2008 đến 2015.

Thầy giáo Hà Trần Hồng - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tiểu học và THCS xã Mồ Dề (Mù Cang Chải) kiểm tra tiết dạy và học của giáo viên, học sinh trong trường.

YBĐT - Việc dạy thêm, học thêm (DTHT) những năm qua đã trở nên khá ồn ào bởi sự quan tâm của các bậc phụ huynh và xã hội. Đã có những quy định, quyết định của bộ, ngành liên quan, của UBND tỉnh và các cơ quan quản lý giáo dục địa phương về DTHT. Vì sao vẫn đề này vẫn là sự quan tâm của xã hội và cần nhìn nhận về nó như thế nào? DTHT thế nào là đúng?

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2014.

Một buổi truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tại xã Lương Thịnh (Trấn Yên).

YBĐT - Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên (SKSSVTN/TN) là một trong 7 nội dung ưu tiên của Chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục