Bộ Giao thông Vận tải ra công điện khẩn ứng phó bão số 6

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/10/2022 | 10:28:05 AM

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công điện gửi các đơn vị trực thuộc và Sở Giao thông Vận tải các địa phương ven biển: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về ứng phó cơn bão số 6 (NESAT) trên Biển Đông.

Tàu thuyền của ngư dân neo đậu trú bão tại cảng cá Quy Nhơn, Bình Định. (Ảnh tư liệu)
Tàu thuyền của ngư dân neo đậu trú bão tại cảng cá Quy Nhơn, Bình Định. (Ảnh tư liệu)

Theo đó, để chủ động đối phó với bão số 6 trên Biển Đông, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải VN chỉ đạo hệ thống Đài thông tin duyên hải theo dõi, cập nhật, xử lý ngay thông tin và thông báo kịp thời vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của báo số 6 để các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm.

"Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cảng vụ trực thuộc nắm chắc số lượng tàu thuyền, phương tiện vận tải thủy đang neo đậu tại vùng neo đậu, các cửa sông, cửa biển, vùng nước quanh các đảo, luồng lạch và hướng dẫn tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn.

Ở những nơi neo đậu không đảm bảo an toàn, kiên quyết yêu cầu thuyền trưởng, chủ phương tiện di chuyển đến nơi an toàn.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo các chi Cục và các cảng vụ trực thuộc hướng dẫn tàu thuyền, phương tiện vận tải thủy vào khu neo đậu an toàn trong luồng lạch, vùng thủy nội địa. Chỉ đạo các đơn vị được giao 2 nhiệm vụ quản lý, bảo trì luồng, tuyến kịp thời thu hồi phao tiêu, báo hiệu khi có bão, lũ về", Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu.

Giao nhiệm vụ cho Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đơn vị này phải chỉ đạo các Khu quản lý đường bộ: I, II, III, IV chuẩn bị vật tư dự phòng, sẵn sàng ứng cứu, đảm bảo giao thông trên các tuyến quốc lộ và quốc lộ ủy thác; Sẵn sàng phối hợp với các đơn vị ngành đường sắt trong việc tăng bo, chuyển tải hành khách khi cần.

Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị vận tải hàng không theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão để có phương án điều chỉnh kế hoạch hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp.

"Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như: Cầu, đường yếu, dễ bị ngập nước; khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt", công điện nêu.

Đối với Sở Giao thông Vận tải các địa phương, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan khắc phục sự cố do mưa, lũ gây ra, tiến hành phân luồng, đảm bảo giao thông khắc phục hậu quả bước 1 trên các quốc lộ ủy thác và đường địa phương, phối hợp điều hành việc vận tải, tăng bo hành khách và hàng hóa khi hệ thống đường sắt bị gián đoạn.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Công nhân Điện lực Yên Bái sửa chữa, bảo dưỡng đường dây trước mùa mưa bão.

Mùa mưa bão năm 2023 sắp bắt đầu và được dự báo có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Yên Bái không nằm trong mắt bão, hay tâm bão nhưng lại thường xuyên phải hứng chịu của áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão và nhất là địa hình đồi núi cao, chia cắt bởi nhiều sông suối nên hàng năm có hàng chục đợt thiên tai xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trận lốc xoáy đêm ngày 21/3 đến ngày 22/3 đã làm 46 ngôi nhà  của 
người dân huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ bị sập, đổ và tốc mái.

Dự báo từ đêm 25 đến ngày 26/3, ở khu vực vùng núi, trung du Bắc Bộ, có mưa vừa, cục bộ có mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa vừa, có nơi mưa to có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Trận lốc xoáy đêm ngày 21/3 đến ngày 22/3 đã làm 46 ngôi nhà ở của nhân dân bị tốc mái.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên từ đêm ngày 21/3 đến ngày 22/3 đã xảy ra lốc xoáy cục bộ làm sập, đổ và tốc mái 46 ngôi nhà ở của người dân trên địa bàn huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đi khảo sát khu vực bị lũ quét tại Mù Cang Chải, Yên Bái năm 2017. (Ảnh minh họa)

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục