Yên Bái đẩy mạnh phát triển Công dân số

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/11/2023 | 2:38:20 PM

YênBái - Trong thời đại 4.0, công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của hành trình chuyển đổi số. Dù còn đó những khó khăn song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong triển khai các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, đặc biệt là sự tích cực vào cuộc, chủ động của người dân, Yên Bái ngày càng có nhiều công dân số có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh doanh… trên nền tảng kỹ thuật số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để là công dân số, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng các  tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có  thanh toán không dùng tiền mặt.
Để là công dân số, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng các tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có thanh toán không dùng tiền mặt.


Hờ A Rùa - chủ một Homestay ở thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải là người thành công trong việc quảng bá du lịch địa phương đến với du khách trong và ngoài nước thông qua công nghệ số. Anh thường xuyên đăng tải hình ảnh về vẻ đẹp, các điểm du lịch của Mù Cang Chải và Trạm Tấu lên trang Facebook, Zalo, Tiktok...thu hút hàng triệu lượt tương tác. 

Việc ứng dụng công nghệ số trong quảng bá hình ảnh đã giúp nhiều du khách biết đến các điểm du lịch đang "hot” của tỉnh Yên Bái. Anh Rùa chia sẻ: "Thông qua những clip về các điểm du lịch đã được trải nghiệm, bản thân tôi mong muốn văn hoá, đặc sản địa phương, cũng như cảnh đẹp của quê hương mình sẽ được nhiều người biết và tìm đến để khám phá. Bản thân tôi cũng là một porter nên khi đông khách du lịch đến với địa phương thì cũng là tôi sẽ có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống”. 

Nằm trong nhóm tiện ích phục vụ phát triển công dân số, tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) là tiện ích cần thiết mà người dân phải có ngoài căn cước công dân (CCCD). Bởi khác với CCCD, tài khoản ĐDĐT sẽ được xác thực thông tin trên môi trường điện tử. Công dân có thể thay thế CCCD và các loại giấy tờ khác bằng tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID. Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa giấy tờ phải mang theo.

Chị Nguyễn Khánh Hà, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái cho rằng: "Trước đây đi đâu tôi cũng phải cầm theo nhiều giấy tờ, mà cảm giác không an toàn vì nếu lỡ rơi thì phải làm lại giấy tờ rất mất thời gian. Từ khi tôi tích hợp thông tin giấy tờ vào tài khoản ĐDĐT thì đi bất cứ đâu, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh là đủ, rất tiện ích”. 

Để hình thành và phát triển công dân số, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, huyện Yên Bình xác định quan tâm đầu tư hạ tầng sẽ là điều kiện quan trọng để người dân thuận lợi sử dụng ứng dụng công nghệ số. Hiện nay, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện được duy trì, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G đảm bảo chất lượng tốt; 100% các xã, thị trấn thực hiện chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. 

Yên Bình cũng là một trong các địa phương đầu tiên có 100% nhà văn hoá thôn, tổ dân phố có kết nối Internet băng rộng cáp quang; có trên 50,8% người dân đạt tiêu chí công dân số. Người dân đã tích cực ứng dụng nền tảng số như: Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh, họp không giấy tờ, họp trực tuyến, sàn thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và phần mềm giám sát điều hành thông minh…

Chị Hoàng Thị Chinh - thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình chia sẻ: "Việc lựa chọn các hình thức thanh toán điện tử đã trở thành thói quen của tôi. Bởi, dù đi bất cứ đâu hay đang làm việc gì thì chỉ với chiếc điện thoại di động, tôi đã có thể thanh toán mọi khoản tiền như điện, nước, học phí hay mua sắm, giao dịch khác. Tôi thấy, việc chuyển đổi số trong thanh toán tiêu dùng thực sự là hữu ích, tiện lợi, nhanh gọn và rất văn minh”. 

Chuyển đổi số phải hướng đến quyền lợi, lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, tỉnh Yên Bái xác định người dân phải hiểu và biết "kỹ năng số” cơ bản như: truy cập thông tin; chủ động giao tiếp trong "môi trường số”; thành thạo trong hoạt động kinh doanh, mua bán trên mạng; định danh cũng như xác thực dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số... 

Do đó, thời gian qua, cùng với làm tốt việc hỗ trợ, tuyên truyền, vận động người dân tham gia tiến trình công dân số, tỉnh đã thực hiện hiệu quả nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

Đến hết tháng 9/2023, toàn tỉnh đã có 198/198 cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện khám chữa bệnh bằng thẻ CCCD hoặc qua ứng dụng VNeID. Các cơ sở khám chữa bệnh đã phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn để trang bị máy POS, QR trong việc thanh toán chi phí dịch vụ khám chữa bệnh không dùng tiền mặt tại các đơn vị. Gần 100/422 trường học triển khai thanh toán tiền học phí, các khoản thu dịch vụ không dùng tiền mặt...  

Thực hiện Bộ Tiêu chí tạm thời về thực hiện công dân số trên địa bàn tỉnh, đến nay 3 nhóm tiêu chí với 11 tiêu chí cụ thể đã được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Đến hết tháng 10/2023, tỉnh đã thu nhận trên 546.330 hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử, đạt tỷ lệ gần 140%; hướng dẫn kích hoạt thành công hơn 381.750 tài khoản, đạt trên 96,40%; gần 40% dân số có tài khoản Yên Bái-S, các dịch vụ, tiện ích đều nhận được sự quan tâm, sử dụng của người dân; trên 1.260 chi bộ triển khai với hơn 35.000 đảng viên tham gia Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái… 

Để thích ứng với sự chuyển mình mạnh mẽ trên môi trường số, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực phát triển công dân số, hướng tới mọi công dân đều có kiến thức cơ bản về công nghệ số; chủ động, tích cực sử dụng các nền tảng, công nghệ số thiết yếu để phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền thì sự tự giác không ngừng thay đổi, thích nghi, tích cực học tập của mỗi công dân là điều kiện tiên quyết để tỉnh thành công trong công cuộc chuyển đổi số vì mục tiêu cuộc sống của người dân ngày càng hạnh phúc hơn. 

Thanh Chi

Tags Yên Bái chuyển đổi số công dân số kinh tế số xã hội số thanh toán không dùng tiền mặt

Các tin khác
Các thành viên HTX Quế Khánh Thành giới thiệu sản phẩm và giao dịch với khách hàng nước ngoài thông qua các ứng dụng trên môi trường internet.

Đối với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái, chuyển đổi số đã góp phần rút ngắn khoảng cách địa lý, mang đến những trải nghiệm các dịch vụ từ công đến tư một cách thuận tiện, nhanh chóng cho người dân. Từ đó đã nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự hài lòng và hạnh phúc cho nhân dân.

Chiều 22/11, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, THT) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN)” năm 2023. Dự buổi Tọa đàm có đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam.

Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng được lắp đặt tại tòa nhà điều hành đô thị thông minh tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có 41 thành viên đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của các sở, ban, ngành, địa phương.

Bí thư Thành ủy Yên Bái Đỗ Đức Minh kiểm tra việc thực hiện công tác chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại xã Âu Lâu.

Năm 2023, thành phố lựa chọn xây dựng 60% xã, phường CĐS và 20% xã, phường CĐS nâng cao. Trên cơ sở hướng dẫn của tỉnh về quy trình thẩm định, xét công nhận phường CĐS, CĐS nâng cao, thành phố tiếp tục xây dựng một số chỉ tiêu cao hơn để lựa chọn xây dựng 3 phường trở thành phường CĐS nâng cao tiêu biểu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục