Chị Thiết giỏi chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/12/2010 | 2:54:48 PM

YBĐT - Ở thôn Mầu, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên (Yên Bái) mọi người khen gia đình chị Vũ Thị Thiết khéo làm ăn, giỏi áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

Chị Thiết đang chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Chị Thiết đang chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Thời gian trước, năm 2008, chẳng mấy khi họ thấy anh chị Chiên, Thiết được ở nhà mà họ phải tất bật đi làm thuê cả năm trời vẫn khó khăn. Nhưng từ năm 2009, gia đình anh chị đã đầu tư vào chăn nuôi với hàng trăm con lợn, kinh tế gia đình đã đổi khác.

Gia đình chị có 8 người nên kinh tế khó khăn, nên anh chị thường xuyên phải đi làm thuê cho các xưởng chế biến chè kiếm thêm thu nhập. Công việc làm thuê thường phải xa nhà, ít có thời gian ở gần chăm sóc con cái, vả lại làm thuê không thể là kế sách lâu dài. Đầu năm 2009, với vốn gom góp được chục triệu đồng, anh chị quyết định chuyển sang chăn nuôi lợn tại gia đình. Đầu tiên là mua 5 lợn nái trưởng thành để nuôi lấy lợn giống, phát triển đàn.

Đến giữa năm 2009, được chương trình hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa của tỉnh hỗ trợ, anh chị vay thêm Ngân hàng chính sách xã hội 30 triệu đồng, được cán bộ tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi anh chị quyết tâm đầu tư xây dựng chuồng trại theo tiêu chuẩn. Toàn hệ thống chuồng nuôi rộng 200 m2 với 25 chuồng, có hệ thống biôga - nước sạch cho vật nuôi, một khu nấu thức ăn cho lợn, tất cả đều được khép kín thành một khu vực chăn nuôi riêng biệt, thường xuyên tham khảo cán bộ khuyến nông về cách khám và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi...

Nhờ vậy, đàn lợn của gia đình anh chị đã tăng số lượng nhanh, tăng cân đều đặn và khỏe mạnh, duy trì trên 100 con lợn thịt. Tính từ đầu 2010, gia đình đã xuất chuồng được 3 lứa lợn thịt, mỗi lứa trên 30 con, với giá bán 28.000 đồng/kg trừ đi các chi phí chăn nuôi anh chị thu về gần 200 triệu đồng. Hiện tại đàn lợn nái của gia đình anh chị đang có 20 con, cung cấp lợn giống ra thị trường thu về mỗi năm trên 20 triệu đồng. 

Giờ thì gia đình chị Thiết đã có một mô hình chăn nuôi hiệu quả, kinh tế chuyển biến đi lên, các con của anh chị yên tâm học tập. Nhìn đàn lợn đang tranh nhau ăn, chị Thiết cho biết: "Đàn lợn này là cả gia tài, khi được nuôi nhốt trong điều kiện vệ sinh sạch sẽ, chăn nuôi yên tĩnh và riêng biệt sẽ lớn rất nhanh". Có được cơ ngơi chăn nuôi như hôm nay, đó là nhờ quyết tâm làm giàu từ chính nỗ lực gia đình và biết áp dụng hợp lý kỹ thuật chăn nuôi của gia đình anh chị Thiết.

Hoài Văn

Các tin khác

YBĐT - Đến thôn Mông Si, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, ai cũng dễ dàng nhìn thấy ngôi nhà sàn to đẹp, khang trang, thoáng mát, mái lợp phirôximăng sáng trắng ngay cạnh đường. Đó chính là ngôi nhà thứ hai của anh Giàng A Giao, một người dân không biết chữ nhưng luôn cần cù, chăm chỉ và ham học hỏi cách phát triển kinh tế của người khác về áp dụng làm giàu cho gia đình.

Cô và trò lớp mẫu giáo lớn trên bản Tà Ghênh, xã Nậm Có, Mù Căng Chải.  (Ảnh: Huy Văn)

YBĐT - Bước chân lên bản khi mới đôi mươi, giờ đây cô giáo Trần Thị Hường (Trường Tiểu học Suối Giàng, Văn Chấn) đã trở thành một người con của đồng bào Mông nơi đây.

YBĐT - Ngày nào cũng vậy, khoảng 5h sáng và từ 4h30 chiều, cái xóm nhỏ xinh, sạch, đẹp thuộc thôn 3B, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại vang lên âm thanh "xoẹt xoẹt" quen thuộc từ chiếc chổi mo cau của ông lão ngoài 70 tuổi cặm cụi quét dọn đường làng.

Những tấm giấy khen của 2 cậu con trai luôn được bà Phương giữ gìn cẩn thận.

YBĐT - Biết có khách đến, bà Phương tất tả từ đồng về nhà: “Mọi ngày, khi không nhìn rõ mặt người tôi mới về, cố thêm một tý thì các con ở xa đỡ vất vả. Ngày trước khi các cháu còn nhỏ, kinh tế gia đình tôi cũng không đến nỗi khó khăn lắm nhưng từ khi các cháu vào cấp 3, chúng tôi dồn tất cả chỉ để nuôi con ăn học nên vất vả hơn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục