Đà Lạt được công nhận là Thành phố lễ hội của châu Á

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/2/2024 | 9:26:49 AM

Hiệp hội Festival và sự kiện quốc tế - khu vực châu Á công nhận Đà Lạt là Thành phố lễ hội của châu Á.

Ông Đặng Quang Tú, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (phải) nhận chứng nhận Đà Lạt là Thành phố lễ hội của châu Á.
Ông Đặng Quang Tú, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (phải) nhận chứng nhận Đà Lạt là Thành phố lễ hội của châu Á.

Tối 28.2, tại hội nghị Thành phố festival châu Á diễn ra ở Thái Lan, Đà Lạt được Hiệp hội Festival và sự kiện quốc tế - khu vực châu Á (IFEA ASIA) công nhận là Thành phố lễ hội của châu Á.

Từ Thái Lan, ông Đặng Quang Tú, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt thông tin thông qua Festival hoa, Đà Lạt được IFEA ASIA công nhận ở hạng mục Festival hoa và vườn đẹp nhất, lọt vào nhóm 5 thành phố festival ấn tượng của châu Á.

Festival hoa Đà Lạt là sự kiện nổi bật của TP.Đà Lạt. Năm 2004, nhân kỷ niệm Đà Lạt 110 năm hình thành và phát triển, TP.Đà Lạt tổ chức sự kiện Lễ hội sắc hoa Đà Lạt. Tiếp đó, năm 2005, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Festival hoa Đà Lạt lần thứ nhất.

Đến năm 2009, tại Festival hoa Đà Lạt lần thứ 3, Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là "Thành phố Festival hoa", theo Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 10.6.2009. Từ đó đến nay, Festival hoa Đà Lạt đã trở thành lễ hội văn hóa - du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế, cũng là thương hiệu lễ hội riêng của TP.Đà Lạt diễn ra định kỳ 2 năm/lần.

Hiện Đà Lạt là Thành phố Festival hoa duy nhất của Việt Nam, đã tổ chức thành công 9 kỳ với chủ đề thay đổi theo từng kỳ.

(Theo TNO)

Các tin khác
Các đại biểu, du khách hòa cùng điệu Dậm thuông tại Lễ hội Cầu mùa xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, huyện Văn Chấn đã đón 10.300 lượt du khách, trong đó có 2.100 lượt khách quốc tế, 8.200 lượt khách nội địa; doanh thu du lịch đạt 9,27 tỷ đồng> Đây là những những tín hiệu vui cho phát triển du lịch địa phương.

Ảnh minh họa

Từ ngày 06/03/2024 - 30/03/2024, Vietnam Airlines sẽ tăng gấp đôi tần suất các chuyến bay đến Điện Biên nhằm phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2024, hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Múa Dậm thuông trong Lễ hôi Xo may, xã Mường Lai.

Từ lâu, lễ hội đầu xuân đã được xem là nét văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cũng như các địa phương, ở Lục Yên, việc tổ chức các lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của dân tộc.

Lễ hội đền Đông Cuông năm 2024 diễn ra an toàn, trang nghiêm, đảm bảo đúng theo nghi lễ truyền thống.

Cùng với cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, tươi đẹp, Yên Bái có nhiều lễ hội xuân truyền thống của đồng bào các dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Để mang đến cho nhân dân và du khách mùa lễ hội an toàn, văn minh, các ngành, địa phương trong tỉnh đã làm tốt công tác tổ chức, quản lý Nhà nước tại các di tích, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các trường hợp tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục