Chú trọng giáo dục dân tộc, nâng cao dân trí

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/3/2023 | 7:39:27 AM

YênBái - Ông Phạm Mạnh Tưởng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: "Đến nay, công tác huy động học sinh trong độ tuổi luôn đảm bảo đúng kế hoạch giao. Tỷ lệ học sinh chuyên cần của các trường luôn đạt trên 97%. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn bậc học phổ thông được nâng lên so với những năm học trước. Đặc biệt, học sinh được giáo dục và thực hành các kỹ năng sống một cách thường xuyên”.

Giờ học tiếng Việt của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Pá Hu.
Giờ học tiếng Việt của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Pá Hu.

Toàn huyện Trạm Tấu có 27 trường học với 11.800  học sinh; trong đó có 11 trường phổ thông dân tộc bán trú với 6.981 học sinh.

Thời gian qua, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Phình Hồ luôn quan tâm, chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học. Thầy giáo Nguyễn Duy Tiến - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, một mặt, nhà trường làm tốt công tác duy trì sĩ số, mặt khác, tích cực hưởng ứng và xây dựng nhà trường theo mô hình "Trường học hạnh phúc”; tổ chức nhiều hoạt động thu hút học sinh đến trường; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đặc thù phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và quá trình dạy học nên chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực”. 

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Pá Hu tuy còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhất là thiếu phòng học nhưng nhà trường đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. 

Thầy Trần Hoàng Long - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Năm học 2022 - 2023, nhà trường có 558 học sinh. Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương. Cùng với đó, nhà trường tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, tăng cường sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học khoa học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh”.

Hiện nay, toàn huyện có 27 trường học với 11.800  học sinh; trong đó có 11 trường phổ thông dân tộc bán trú với 6.981 học sinh.

Thời gian qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tham mưu với UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn tập trung triển khai thực hiện các chỉ tiêu về lĩnh vực giáo dục; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác vận động học sinh ra lớp, duy trì tỷ lệ đi học chuyên cần, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; đổi mới công tác quản lý, quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng dạy và học; chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học… Nhờ vậy, việc quản lý và thực hiện công tác phát triển giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn trên địa bàn huyện đã chuyển biến tích cực. 

Ông Phạm Mạnh Tưởng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: "Đến nay, công tác huy động học sinh trong độ tuổi luôn đảm bảo đúng kế hoạch giao. Tỷ lệ học sinh chuyên cần của các trường luôn đạt trên 97%. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn bậc học phổ thông được nâng lên so với những năm học trước. Đặc biệt, học sinh được giáo dục và thực hành các kỹ năng sống một cách thường xuyên”. 

Kết thúc học kỳ I năm học 2022 - 2023, tỷ lệ học sinh xếp học lực và hạnh kiểm từ khá trở lên tăng hơn so với năm học trước. Các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi cũng như phổ cập giáo dục - xóa mù chữ đạt kế hoạch. Tỷ lệ học sinh cấp tiểu học và THCS hoàn thành cấp học đều đạt mục tiêu đề ra. Số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tăng hơn so với năm học trước. 

Đó là những tiền đề quan trọng để ngành giáo dục và đào tạo huyện Trạm Tấu tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 5 năm 2021-2025, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương.
Văn Tuấn

Tags Trạm Tấu chất lượng giáo dục dân tộc "Trường học hạnh phúc”

Các tin khác
Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục