Suối Bu nỗ lực giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/12/2021 | 1:52:58 PM

YênBái - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều giải pháp tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống cho người dân được triển khai. Vì thế, công tác giảm nghèo tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn đã có những chuyển biến khả quan, nhất là ý thức sản xuất, phát triển kinh tế của người dân có nhiều chuyển biến.

Gia đình chị Vàng Thị Chia, thôn Ba Cầu, xã Suối Bu chăm sóc rau màu vụ đông.
Gia đình chị Vàng Thị Chia, thôn Ba Cầu, xã Suối Bu chăm sóc rau màu vụ đông.


Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở xã vùng cao này còn chiếm tỷ lệ lớn, đòi hòi sự nỗ lực hơn nữa của chính quyền địa phương trong việc triển khai các giải pháp giảm nghèo bền vững cho người dân.

Khác với trước đây, trên những cánh đồng ruộng 2 vụ lúa ở xã Suối Bu giờ đã xuất hiện nhiều vườn rau xanh được trồng trong vụ đông. Tại thôn Ba Cầu, từ sáng sớm đã có nhiều hộ ra làm cỏ, bón phân và hái rau mang đi bán. 

Chị Vàng Thị Chia, thôn Ba Cầu cho biết: "Tôi trồng rau vụ đông đã được 3 năm nay. Với gần 7 sào rau nếu chăm sóc tốt cũng thu về hơn 3 triệu đồng/vụ để trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, tôi được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để chăn nuôi bò. Đến nay, gia đình đã trả hết nợ và thoát được nghèo”. 

Theo thống kê, hiện toàn xã có khoảng 6 ha rau vụ đông. Dù diện tích chưa lớn nhưng với việc người dân, nhất là đồng bào người Mông nơi đây biết trồng rau màu vụ đông để có thêm thu nhập cho thấy sự chuyển biến của họ trong nỗ lực vươn lên thoát nghèo. 

Ông Vàng Sáy Tùng - Chủ tịch UBND xã Suối Bu cho biết: "Đầu năm 2021, toàn xã có 488 hộ. Trong đó có 155 hộ nghèo. Để công tác giảm nghèo được triển khai hiệu quả, địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo Giảm nghèo, phân công nhiệm vụ và giao phụ trách các thôn. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo thường xuyên làm việc với các thôn để đề ra các giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ các hộ trong diện phải thoát nghèo. Ngoài ra, xã đẩy liên kết với các sở, ngành, cơ quan đơn vị đỡ đầu, các công ty, doanh nghiệp để triển khai hỗ trợ tư liệu sản xuất và đẩy mạnh tìm kiếm việc làm cho người dân”. 

Được biết, nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức của người dân về phát triển kinh tế, xã Suối Bu đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng gia sản xuất. Bên cạnh đó, địa phương tăng cường các giải pháp để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn 135. Đồng thời phối hợp với các cơ quan nông nghiệp huyện mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi nhằm phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay. Từ các chương trình hỗ trợ đó, hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã đã có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. 

Chị Giàng Thị Sểnh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Suối Bu cho biết: "Đến nay, dư nợ từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách của Hội đạt 6,129 tỷ đồng. Riêng năm 2021 có 31 gia đình hội viên được vay vốn với tổng số 913 triệu đồng. Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, Hội thường xuyên đến từng thôn tuyên truyền cho hội viên sử dụng vốn đúng mục đích. Trong đó, tập trung vào việc mua cây, con giống mới để tăng gia sản xuất. Nhờ đó, trong năm qua, đã có 20 hộ gia đình hội viên vay vốn thoát được nghèo”. 

Với những giải pháp tích cực, hiệu quả trên, trong năm 2021, xã Suối Bu có 69 hộ thoát nghèo, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 17,62%. Đây là những tín hiệu, kết quả đáng mừng đối với một xã vùng cao, đặc biệt khó khăn với tỷ lệ dân tộc Mông chiếm trên 70% dân số. Mặc dù vậy, bước sang năm 2022, nhiệm vụ giảm nghèo của xã Suối Bu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi theo tiêu chuẩn hộ nghèo mới được áp dụng, khi đó tỷ lệ hộ nghèo toàn xã sẽ được nâng lên 65,24%, tương đương với 321 hộ. 

Do đó, thời gian tới, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo mọi điều kiện để người dân tiếp cận với các chương trình hỗ trợ tư liệu sản xuất, vốn chính sách để có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói, vươn lên thoát nghèo.

Hùng Cường

Tags giảm nghèo hệ thống chính trị sinh kế bền vững Văn Chấn vụ đông nuôi bò cây trồng vật nuôi

Các tin khác

Sự sôi động của thị trường mua sắm cuối năm, sự háo hức trang hoàng lại nhà cửa, đường phố, các cửa hàng, trung tâm thương mại của người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái đồng thời với chấp hành nghiêm các biện pháp chống dịch COVID-19 sẽ góp phần mang đến một mùa Giáng sinh an lành và tràn ngập yêu thương.

Công nhân Pouyuen TP HCM tan ca, tháng 6/2021.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết sẽ kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2022 tại phiên họp của Hội đồng tiền lương quốc gia vào quý I/2022.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trao giải Đặc biệt cho các tác giả: Tải Thị Khanh, Sùng Seo Hồng, Hoàng Thị Luyến, Thèn Thị Doanh - Khối lớp 5 trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Mòn 1 (Bắc Hà, Lào Cai), với đề tài ''Mô hình Chiến dịch Điện Biên Phủ''.

Giải Đặc biệt đã thuộc về đề tài Mô hình chiến dịch Điện Biên Phủ của nhóm tác giả lớp 5A1 Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Mòn 1, Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Một buổi cưỡng chế thi hành án của cán bộ Chi cục Thi hành án huyện Yên Bình.

Thời gian qua, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh đã khắc phục khó khăn, đề ra nhiều giải pháp, chỉ đạo toàn hệ thống triển khai quyết liệt toàn diện, sâu sát, kịp thời trên tất cả các mặt công tác và tổ chức thi hành án hiệu quả; giải quyết dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành, không để tồn đọng kéo dài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục