Trấn Yên tích cực xây dựng môi trường giáo dục toàn diện

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/12/2023 | 9:16:58 AM

YênBái - Những năm qua, song song với việc nâng cao chất lượng dạy học kiến thức trên lớp, các trường học trên địa bàn huyện Trấn Yên cũng đẩy mạnh phong trào thi đua, hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua từng môn học, hoạt động ngoại khóa và lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống cách mạng…

Giờ thảo luận nhóm môn Sinh học của cô và trò Trường TH&THCS Kiên Thành, huyện Trấn Yên.
Giờ thảo luận nhóm môn Sinh học của cô và trò Trường TH&THCS Kiên Thành, huyện Trấn Yên.

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Kiên Thành hiện có 30 cán bộ, bộ quản lý, giáo viên và nhân viên và hơn 700 học sinh. Những năm qua, tập thể Ban Giám hiệu không ngừng đổi mới, cải thiện công tác quản lý, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn và đạo đức nhà giáo; tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và triển khai thực hiện kế hoạch "Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện” đối với học sinh.

Là ngôi trường tích cực trong các phong trào thi đua học tập và rèn luyện trên địa bàn huyện Trấn Yên, ngay từ đầu năm học, Trường đã phát động phong trào thi đua lồng ghép vào từng hoạt động chuyên môn cụ thể như: đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với định hướng dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và rèn luyện ý thức, phương pháp tự học của học sinh, tu sửa, chỉnh trang khuôn viên nhà trường, trang trí lớp học, tạo động lực cho cán bộ quản lý, tập thể giáo viên trong trường cùng phấn đấu vì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Thầy giáo Nguyễn Xuân Thắng - Hiệu trưởng Trường TH&THCS Kiên Thành cho biết: "Qua các đợt thi đua cán bộ, giáo viên nhà trường đều tích cực đổi mới chuyên môn, nghiệp vụ; ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo trong dạy và học. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng lên; môi trường cảnh quan, khuôn viên nhà trường xanh - sạch - đẹp”.

Hưởng ứng hoạt động kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, Trường đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục và phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Học sinh các lớp tham gia viết thiệp, hội thi vẽ tranh, vẽ báo tường tri ân thầy cô. Ngoài ra, mỗi lớp lên ý tưởng dàn dựng một tiết mục văn nghệ đặc sắc gửi tặng thầy cô. Các hoạt động này góp phần động viên đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động trong toàn ngành, nêu cao lòng tự hào và ý thức trách nhiệm người thầy đối với công tác giáo dục.

Em Trần Thu Hà - Học sinh lớp 9B, Trường TH&THCS Kiên Thành chia sẻ: "Thời gian qua, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa mới mẻ, hấp dẫn hơn những năm trước. Thầy cô luôn gần gũi lắng nghe, giải đáp thắc mắc cho học sinh, giúp chúng em dễ dàng tiếp thu kiến thức trên lớp, giảm bớt áp lực học tập". 

Huyện Trấn Yên hiện có 46 trường học với trên 1.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Hàng năm, 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của ngành đăng ký thực hiện chương trình nhiệm vụ năm học với nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp yêu cầu "Dạy thực chất, học thực chất”; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, thực hiện nghiêm túc việc tích hợp, lồng ghép các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp trong  giảng dạy môn Giáo dục công dân cùng các môn học khác, các hoạt động giáo dục ngoại khóa cho học sinh. 

Các nhà trường cũng tập trung thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, "Xây dựng ngôi trường hạnh phúc”; chú trọng các hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động ngoại khóa và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa; đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp; lồng ghép các nội dung giáo dục truyền thống cách mạng, kỹ năng sống... Đặc biệt, các nhà trường cũng phối hợp chặt chẽ với gia đình và cơ quan chức năng ở địa phương trong việc xây dựng môi trường văn hóa học đường. Qua đó, tạo môi trường giáo dục thân thiện đối với học sinh, phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực và các tệ nạn xã hội trong trường học. 

Các nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và giảng dạy, đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm của cán bộ, giáo viên. Cùng đó, ngành tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm giúp giáo viên sử dụng phòng học thông minh, ứng dụng giáo án điện tử, nâng cao chất lượng giờ học, tạo hứng thú cho học sinh. 

Cùng với đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt”, thời gian tới, các trường học trên địa bàn huyện tiếp tục đẩy mạnh các phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao, tạo sân chơi bổ ích cho cán bộ, giáo viên và học sinh; tổ chức các hoạt động chuyên đề về đạo đức nghề nghiệp, lương tâm trách nhiệm của nhà giáo; đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học; tăng cường công tác truyền thông giáo dục bảo đảm thiết thực, hiệu quả; nêu gương các điển hình tiên tiến trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành; tiếp tục "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” để mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo…

Bùi Minh


Tags Trấn Yên môi trường giáo dục toàn diện phong trào thi đua

Các tin khác
Một giờ học của cô và trò lớp 3 tuổi, Trường Mầm non Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái.

Ở Trường Mầm non Nguyễn Phúc (thành phố Yên Bái), mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc là có 3 chữ “An”. Đó là học sinh đến trường an toàn, thầy cô làm việc phải được an lòng, phụ huynh đưa con đến trường an tâm.

Nghệ nhân truyền dạy múa khèn cho học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Chế Cu Nha.

Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải liên tục đón nhận tin vui khi nhiều giá trị văn hóa trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Thành tựu ấy có sự đóng góp không nhỏ của công tác bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống trong trường học.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ giữ ổn định (Ảnh: Sưu tầm)

Năm 2025, phương thức thi THPT quốc gia sẽ có những thay đổi, nhiều ý kiến thắc mắc vậy thí sinh trượt tốt nghiệp trong kỳ thi THPT quốc gia 2024 sẽ được thi lại như thế nào ở năm 2025 vì phương thức thi 2 năm là khác nhau.

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Phong Điền và thí sinh tham dự Đánh giá tư duy đợt I.

Ngày 3/12, gần 3.000 thí sinh đã tham gia kỳ thi chuẩn hóa đánh giá tư duy (TSA) đợt I mùa tuyển sinh năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội, được tổ chức với 16 điểm thi tại một số địa phương trong cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục