Chí làm giàu của ông chủ trại cá

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đó là anh Trần Văn Phú ở thôn 9, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái). Năm 1987, tốt nghiệp Trường trung cấp Thủy sản TW 1, anh về công tác tại Trại cá giống Báo Đáp và nhưng chỉ sau một thời gian tham gia hoạt động, Trại cá giống của xã giải thể, anh đã mạnh dạn đứng ra nhận 0,7 ha mặt nước ao và toàn bộ tài sản gồm nhà xưởng và bể ấp trứng để khôi phục lại nghề sản xuất cá giống mà bấy lâu mình yêu thích.

Bằng kiến thức được học, lại có lòng yêu nghề, từ những khó khăn nhất định ban đầu, qua nhiều năm sản xuất cá giống, kinh nghiệm được tích lũy dần lên, đến nay anh Phú đã trở thành một giám đốc doanh nghiệp tư nhân sản xuất cá giống có tiếng của huyện Trấn Yên.

Anh cho biết, sau khi tiếp nhận lại cơ sở của Trại cá giống Báo Đáp, anh bắt tay vào sản xuất các loại cá giống. Bình quân mỗi năm, anh sản xuất ra trung bình từ 18 - 20 vạn cá giống các loại, chủ yếu là trắm cỏ, mè, trôi. Công việc của người sản xuất cá giống đòi hỏi phải rất tỉ mỉ và biết áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật ở từng thời điểm khác nhau để có được những con cá giống theo yêu cầu.

Khách hàng của gia đình anh cũng rất đa dạng, trong huyện, trong tỉnh, ngoài tỉnh đều có cả. Với đà sản xuất mỗi năm trên dưới 20 vạn cá giống, bình quân giá bán từ 350 - 400đồng/con, cho thu nhập 70  -80 triệu đồng, sau khi đã trừ các khoản chi phí về thức ăn, công chăm sóc, mua cá bố, mẹ, thuốc xử lý cho cá đẻ..., anh còn có thu nhập trên dưới 40 triệu đồng. Để bảo đảm chữ tín với khách hàng, sau mỗi vụ sản xuất, anh thường hợp đồng trực tiếp với Trung tâm Thủy sản Yên Bái tư vấn giúp đỡ mua cá bố mẹ về để nuôi đảm bảo chất lượng cho cá giống con sau này.

Được biết, anh Phú còn là một trong những hộ nông dân đầu tiên của huyện Trấn Yên đi đầu trong sản xuất cá chép lai 3 máu và nuôi tôm càng xanh. Anh Phú cho biết, sản xuất cá giống chép lai 3 máu tuy có khó hơn các loại cá giống thông thường khác như trắm, trôi, mè, song giá thành con giống lại cao, bình quân từ 700 - 800đồng/con. Tại thời điểm này, gia đình anh đang nuôi thử 7.000 con tôm càng xanh và dự tính sau 4 - 5 tháng nuôi, trung bình mỗi con đạt trọng lượng 25 - 30gam. Từ số tôm trên, gia đình anh sẽ thu 1,7 - 2 tạ tôm thương phẩm với giá bán ở mức 100 - 120 ngàn đồng/kg, sẽ có khoảng 18 - 20 triệu đồng. Trong thời gian tới, anh dự định sẽ tự chủ động sản xuất tôm giống để mở rộng diện tích nuôi tôm và bán giống cho bà con nhân dân, tăng thêm thu nhập.

Ngoài thu nhập từ sản xuất cá giống, việc nuôi gà thịt, trồng cây ăn quả cũng cho anh thu nhập thêm mỗi năm khoảng chục triệu đồng. Để chủ động nguồn thức ăn  cho chăn nuôi, anh Phú còn đầu tư trên 20 triệu đồng mua máy xay xát liên hoàn, xây bể biogas, để chế biến cám nuôi cá, lợn, gà và kết hợp phục vụ nhu cầu của bà con nông dân.

Từ một xã viên HTX ở thời "bao cấp", qua thực tiễn lao động sản xuất, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nay anh Phú đã là một ông chủ của doanh nghiệp tư nhân Thủy Tiến chuyên sản xuất cá giống; cơ sở của anh sẽ là địa chỉ tin cậy để cho những người yêu nghề cá cùng tìm đến trao đổi và bàn về cách thức làm ăn. Anh Phú quả là người có chí để làm giàu.

Triệu Tuấn

Các tin khác
(Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT - Sinh ra trong một gia đình người Dao nghèo ở xã Động Quan, huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Anh Lý Văn Thụ đã trải qua đói khổ và phải tự lập rất sớm để kiếm sống. Trăn trở trước cái đói, cái nghèo, anh bàn với gia đình tìm đất khai hoang ruộng để trồng lúa. Sau nhiều năm kiên trì, đến nay gia đình anh trở thành một trong những gia đình người Dao tiêu biểu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương vượt khó, biết làm giàu từ nghề trồng rừng.

YBĐT - Với hướng đi và phương châm kinh doanh đúng,doanh nghiệp tư nhân Nam Phú Hưng, thôn Cường Bắc, xã Nam Cường (TP Yên Bái) đã từng bước vươn lên, sản lượng sản xuất tăng dần, mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong năm 2006, doanh nghiệp sơ chế gần 700m3 gỗ bao bì xuất khẩu, 100m3 gỗ mộc xây dựng, mộc dân dụng, đạt doanh thu 1,3 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 117 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2007, doanh nghiệp sơ chế trên 300m3 gỗ bao bì xuất khẩu, sản xuất chế biến gần 60m3 gỗ mộc xây dựng và đồ mộc dân dụng, doanh thu đạt trên 600 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước 50 triệu đồng.

Ba ba nuôi tại ao của gia đình anh Huy hiện đang phát triển tốt.

YBĐT - Vẫn giữ được nếp nhà sàn truyền thống của người Thái và người chủ của ngôi nhà ấy hết sức mạnh dạn trong cách nghĩ cách làm. Anh là Sa Quang Huy dân tộc Thái ở thôn Ba Khe 2, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Với việc nuôi ba ba, nuôi hươu và trồng rừng kinh tế, gia đình anh đã trở thành hộ làm ăn giỏi và có kinh tế khá giả ở xã vùng cao Cát Thịnh còn nhiều khó khăn này.

YBĐT - Đó là khẳng định của bà con người Thái Mường Lò đối với ông Lò Văn Tâm ở bản Chao Hạ, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục